Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển trí tuệ và thể chất. Nếu được thai giáo đúng cách sẽ mang đến hiệu quả tích cực, giúp con phát triển toàn diện.
Giai đoạn vàng để thai giáo hiệu quả
Không có mốc thời gian cụ thể cho việc thai giáo. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa theo tam cá nguyệt để thai giáo theo từng giai đoạn, giúp não bộ của bé phát triển một cách tốt nhất.
Giai đoạn hình thành nền tảng (Tam cá nguyệt thứ nhất: Từ tuần 1 đến tuần 12)
Đây là giai đoạn quan trọng vì là thời điểm quyết định cho sự phát triển não bộ sau này. Ống thần kinh hình thành, sau đó dần dần đóng lại. Các tế bào thần kinh bắt đầu phát triển, hình thành các cấu trúc não bộ bao gồm đại não, tiểu não, thân não và tủy sống.
Giai đoạn phát triển bùng nổ (Tam cá nguyệt thứ hai: Từ tuần 13 đến tuần 27)
Ở thời điểm này, số lượng tế bào thần kinh tăng trưởng một cách mạnh mẽ, lên đến 250.000 tế bào/phút. Mạng lưới thần kinh bắt đầu hình thành. Các chức năng của não bộ phát triển và chuyên biệt hóa. Lúc này, thai nhi bắt đầu chuyển động, có những phản ứng khi nghe âm thanh lớn, tiếng nói của mẹ hay những nơi có ánh sáng mạnh.
Giai đoạn hoàn thiện và tinh chỉnh (Tam cá nguyệt thứ ba: Từ tuần 28 đến khi sinh)
Ở giai đoạn này, kích thước não bộ của thai nhi tăng trưởng nhanh chóng. Khi em bé chào đời, kích thước não bộ bằng 80% kích thước não bộ của người trưởng thành. Các nếp gấp và rãnh trên vỏ não hình thành, các kết nối thần kinh phức tạp bắt đầu phát triển. Thai nhi phát triển các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác và xúc giác.
Các phương pháp thai giáo mẹ bầu cần lưu ý
Phương pháp thai giáo bằng thính giác
4 tuần tuổi, thai nhi bắt đầu phát triển thính giác, đến tuần thứ 8 hình thành tai và đến tuần 16 em bé phản ứng được với âm thanh. Lúc này, mẹ thai giáo cho thai nhi bằng cách nghe nhạc, hát ru, kể chuyện, đọc sách cho con nghe. Đến tuần 24 -25 hệ thống truyền âm thanh của thai nhi sẽ hoàn chỉnh.
Cho thai nhi nghe nhạc là một trong những hoạt động thai giáo bằng âm thanh
Phương pháp tiếp xúc, tương tác qua da
Xúc giác của thai nhi bắt đầu phát triển tuần thứ 8 của thai kỳ. Mẹ tương tác với thai nhi bằng cách massage, xoa nhẹ thành bụng. Tuy nhiên, không nên xoa bụng quá nhiều vì có thể gây kích thích các cơn co tử cung.
Phương pháp tiếp xúc với ánh sáng
Tuần 26 là thời điểm thị giác của thai nhi đã phát triển. Mẹ có thể chơi các trò chơi như bật tắt bóng đèn, chiếu đèn nhẹ nhàng và chú ý xem thai nhi phản ứng như thế nào, có chuyển động trong bụng hay không.
Phương pháp thai giáo dinh dưỡng
Từ tuần thứ 13 – 16, thai nhi hình thành vị giác. Thai nhi bắt đầu có gai lưỡi để cảm nhận hương vị. Vì thế, chế độ dinh dưỡng của người mẹ khá quan trọng. Cần bổ sung đa dạng thực phẩm để kích thích vị giác ở trẻ, giúp trẻ hấp thu và phát triển một cách tốt nhất.
Phương pháp tâm lý
Trong suốt cả thai kì, mẹ bầu nên giữ tinh thần thật thoải mái, không bị stress, áp lực quá mức. Đây là cách tốt nhất để tạo môi trường phát triển cho cả thể chất lẫn tâm lý của thai nhi.
Những bí quyết giúp tối ưu hóa sự phát triển não bộ của thai nhi
Ai cũng muốn con mình sinh ra khỏe mạnh, thông minh. Muốn vậy, bố mẹ cần phải nuôi dưỡng trí thông minh của con ngay từ trong bụng mẹ. Dưới đây là những bí quyết giúp tối ưu hóa sự phát triển não bộ của thai nhi:
Dinh dưỡng hợp lý
Cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để não bộ phát triển một cách tốt nhất:
- DHA: Mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều DHA giúp phát triển thị giác, trí nhớ như hạt óc chó, cá hồi, cá thu….
- EPA: Có nhiều trong cá ngừ, cá thu, hạt chia,… giúp hệ thần kinh của bé phát triển tốt, khả năng nhận thức sớm.
- Axit folic: Mẹ ăn nhiều rau xanh, bông cải xanh, đậu lăng,… giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Choline: Có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan, cá,… giúp trí não phát triển, khả năng ghi nhớ tốt
Lối sống lành mạnh
Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, khoảng 7 – 9 tiếng mỗi đêm vừa đảm bảo sức khỏe vừa giúp phát triển não bộ của thai nhi
Mẹ bầu cần thường xuyên đi bộ, yoga, bơi lội,… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng khả năng lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi.
Mẹ bầu cần tránh căng thẳng và stress, nên dành thời gian thư giãn, nghe nhạc, đọc sách,… để không ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi.
Tạo môi trường sống an toàn
Mẹ bầu nên tránh xa những nơi có tiếng ồn, những nơi nhiều khói bụi ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, tránh ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sự phát triển trí tuệ của thai nhi.
Khám thai định kỳ
Mẹ bầu nên tiêm vắc xin trước khi mang thai, khám thai đúng theo lịch hẹn của bác sĩ. Khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của thai nhi và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thai giáo đúng cách có thể kích thích sự phát triển về thể lực và trí tuệ của thai nhi. Ngoài ra còn tạo mối liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần đồng hành với con trong từng giai đoạn, giúp con khám phá nhiều điều kì diệu ở thế giới này.
QuickStick không chỉ chia sẻ thông tin mà còn là bạn đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!