Bé ăn dặm bị táo bón, cách xử lý hiệu quả 

Bé ăn dặm tốt thì mới khỏe mạnh và tăng cân. Nhưng có trường hợp bé ăn dặm bị táo bón, vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý như thế nào cho hiệu quả?

Nguyên nhân bé ăn dặm bị táo bón

Táo bón là hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ:

Hệ tiêu hóa chưa thích nghi kịp

Trước khi ăn dặm, trẻ thường bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ dễ tiêu hóa thậm chí khiến trẻ xì xoẹt “hoa cà hoa cải”. Thế nên khi chuyển sang sữa công thức hoặc ăn dặm, trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến táo bón.

Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ bị thay đổi, phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Có trường hợp chuyển từ ăn lỏng sang đặc/thô cũng khó khăn trong việc đi ngoài. Sau một thời gian, khi cơ chế nhu động ruột quen dần với chế độ ăn mới, tình trạng táo bón sẽ tự biến mất.

Bé ăn dặm quá sớm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng. Nhiều mẹ sợ con đói nên mới 4-5 tháng đã cho con ăn dặm. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn non nớt, chưa thích ứng kịp nên bị quá tải dẫn đến táo bón.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện

Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ, dư thừa đạm

Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đạm với mục đích tăng cân mà quên bổ sung chất xơ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ăn dặm bị táo bón. Chất xơ có nhiệm vụ giữ nước, định hình khối phân, giúp việc đi ngoài của trẻ dễ dàng hơn.

Trẻ bị thiếu nước

Sau 6 tháng, mẹ nên cho con uống nước thường xuyên mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Trẻ uống ít nước khả năng bị táo bón cao hơn trẻ uống đủ nước.

Trẻ ít vận động

Trẻ lười vận động, ngồi im xem điện thoại, tivi lâu dần dẫn đến tình trạng đường ruột hoạt động kém hiệu quả, gây táo bón.

Pha sữa sai cách

Những bé uống sữa công thức cũng có nguy cơ bị táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa do người lớn pha không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Mẹ cần pha đúng tỉ lệ sữa và bột để ra thành phẩm đúng, mẹ cũng nên theo dõi nếu con không hợp sữa thì nên đổi sữa khác.

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị táo bón khi ăn dặm

Thói quen và số lần đi vệ sinh của mỗi bé là khác nhau. Tuy nhiên, ba mẹ nên chú ý để phát hiện sớm bé có bị táo bón hay không để kịp thời xử lý:

  • Chỉ đi vệ sinh khoảng 1-2 lần/tuần
  • Mỗi lần đi vệ sinh khó khăn, bé khóc vì đau hậu môn
  • Bụng chướng
  • Bé biếng ăn, ăn không ngon miệng
  • Phân cứng, khô, vón cục và lớn hơn bình thường.
Táo bón là đi ngoài phân khô, cứng, có lẫn máu

Cách xử lý khi trẻ ăn dặm bị táo bón

Ba mẹ không nên quá lo lắng, dưới đây là một vài cách giúp khắc phục tình trạng trẻ táo bón trong giai đoạn ăn dặm:

Chú ý đến chế độ ăn dặm

Nên cho trẻ theo nguyên tắc từ mềm, lỏng đến đặc. Ăn từ bột loãng, cháo loãng đến cháo đặc theo tỉ lệ 1:10, 1:7, 1:5, 1:3, 1:1 (tỷ lệ gạo: tỷ lệ nước).

Hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên hạn chế các thức ăn cứng, cay, chua, nóng vì sẽ khó tiêu, gây quá tải cho hệ tiêu hóa và dẫn đến táo bón.

Bổ sung chất xơ, rau củ trong chế độ ăn

Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, cải thiện tình trạng đi ngoài phân rắn.

Những thực phẩm tốt cho trẻ cần bổ sung như: mồng tơi, rau dền, đậu bắp, yến mạch, súp lơ xanh, giúp cung cấp chất nhầy pectin hỗ trợ nhuận tràng, bổ sung hàm lượng vitamin C, K, chất xơ và folat. Ngoài ra, các loại quả có múi mọng như bưởi, cam giàu chất oxy hóa cũng giúp hạn chế táo bón.

Mẹ nên tập cho bé ăn nhiều rau củ để bổ sung chất xơ

Cho trẻ uống đủ nước

Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, cải thiện táo bón. Uống nước lọc, nước ép đầy đủ sẽ giúp mềm phân, phân di chuyển dễ dàng trong đại tràng. Dưới đây là lượng nước cần trong ngày

• Trẻ 6 – 12 tháng: 200 – 300ml/ngày.

• Trẻ 1 – 3 tuổi: 500 – 600ml/ ngày.

• Trẻ 3 – 5 tuổi: 1000ml nước/ ngày.

• Trẻ từ 10 tuổi: 1.5 – 2l/ngày.

Cho bé vận động đều đặn

Mẹ có thể đặt bé nằm, dùng tay di chuyển chân của bé theo cách đạp xe đạp, sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Mẹ có thể khuyến khích bé bò, trườn thường xuyên để tăng khả năng vận động.

Massage bụng cho trẻ

Mẹ thường xuyên massage bụng trẻ mỗi ngày theo chiều kim đồng hồ, cách này sẽ hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài tốt hơn.

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh mỗi ngày

Khi bé đã nhận thức được, mẹ nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tốt nhất là sáng sớm sau khi thức dậy.

Những ảnh hưởng khi trẻ bị táo bón

Khi bị táo bón, trẻ không những lười ăn, cân nặng chững lại mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe

Làm độc tố tích tụ

Nếu táo bón nhiều ngày không đi ngoài được, độc tố tích tụ dần dần mà không được đào thải ra ngoài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như gây viêm ruột, tắc ruột,…

Táo bón ngày càng nặng

Khi bị táo bón, mỗi lần đại tiện sẽ đau rát do phân khô cứng. Trẻ sợ đau nên nhịn đi ngoài, thói quen này sẽ khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng.

Táo bón nặng sẽ khiến con sợ đi ngoài

Bị nứt kẽ hậu môn

Táo bón nặng khiến phân to và cứng hơn bình thường. Mỗi lần đi đại tiện sẽ ra máu, nứt kẽ hậu môn vô cùng nguy hiểm.

Nếu đã áp dụng những cách trên đây nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón thì ba mẹ nên cho con đi khám tiêu hóa để bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.

QuickStick không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là người bạn đồng hành cùng mẹ bỉm trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!

CÙNG CHỦ ĐỀ
be-ngu-ngay-cay-dem
Những sai lầm khi cho con ngủ khiến bé ngủ ngày cày đêm

Hầu hết các em bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm. Bé ngủ ngày cày đêm không chỉ ...

massage cho bé
Cách massage cho bé tiêu hóa tốt, không quấy khóc giữa đêm

Massage là phương pháp giúp bé cải thiện tiêu hóa, ngủ sâu giấc, không quấy khóc giữa đêm. Dưới đây ...

tre-cham-phat-trien-van-dong
Trẻ chậm phát triển vận động: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ nằm trong mốc thời gian chung. Trẻ chậm ...

Liên Hệ