Cách rèn bú bình giúp bé khỏe, mẹ nhàn tênh

Các bác sĩ khuyên trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn vì mang lại lợi ích cho cả mẹ và con. Nhưng khi mẹ đi làm, bé phải bú bình, dưới đây là những cách rèn thành công

Lý do bé từ chối bú bình

Từ bú mẹ trực tiếp chuyển sang bú bình, nhiều em bé sẽ có phản ứng từ chối. Mẹ cần tìm hiểu lý do tại sao bé từ chối bú bình để có cách xử lý sao cho phù hợp nhất:

  • Do bé đã quen với núm ti mềm mại của mẹ nên khi chuyển qua bú bình sẽ từ chối trong thời gian đầu. Mẹ cần chọn loại núm ti gần giống với ti mẹ, tốc độ chảy không quá nhanh hoặc không quá chậm để mời bé bú
  • Do mùi vị của sữa không giống như bú mẹ trực tiếp. Đó là do cách mẹ vắt và bảo quản sữa hoặc chọn sữa công thức không đúng khẩu vị của trẻ, cần điều chỉnh lại.
  • Do bé bị phân tâm, không tập trung cho việc bú. Hạn chế cho bé bú ở nơi đông người, nhiều tiếng ồn, ánh sáng…
  • Bé đang không cảm thấy thoải mái trong người, đang ốm sốt, khó chịu
Nhiều em bé không chịu hợp tác bú bình ở lần đầu tiên

Mẹo rèn cho bé bú bình hiệu quả khi mẹ đi làm trở lại

Khi mẹ bắt đầu đi làm, trẻ sẽ bú bình bằng sữa mẹ (vắt ra) hoặc sữa công thức. Thời gian đầu, nhiều bé sẽ không hợp tác bú bình khiến mẹ đau đầu, lo lắng. Để tránh khỏi “trận chiến” đẫm nước mắt, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

Chọn thời điểm tập cho bé bú bình

Nếu muốn rèn trẻ bú bình từ sớm thì khi bé được 1-1,5 tháng tuổi, mẹ nên tập bé bú bình. Lúc này bé đã có kĩ năng bú mẹ, hệ tiêu hóa cũng đã dần ổn định. Còn nếu tập bé bú bình để mẹ đi làm thì nên tập trước từ 2-4 tuần, như vậy bé sẽ dễ hợp tác hơn, mẹ cũng yên tâm đi làm hơn.

Mẹ cần lựa chọn thời điểm tập bú phù hợp

Nên cho trẻ bú bình khi trẻ vừa đói

Mẹ không nên đợi con quá đói, gắt sữa và khóc lóc để tập cho bé bú bình. Lúc này bé chỉ mong được bú mẹ nhưng lại được ngậm núm vú nhựa nên dễ cáu gắt, khó chịu và không hợp tác. Hãy chọn lúc bé hơi đói, trước các cữ bú thông thường một ít như vậy bé sẽ dễ chấp nhận hơn.

Bé vừa đủ đói sẽ dễ hợp tác với bú bình hơn

Chọn bình sữa và núm ti phù hợp

Mấu chốt để bé hợp tác với bú bình là chọn bình sữa và núm ti phù hợp. Mẹ nên chọn bình sữa phù hợp với lượng ăn và tháng tuổi của con

Về bình sữa, mẹ cần lưu ý chọn bình sữa có kích cỡ phù hợp với tháng tuổi, chất liệu PPSU hoặc thủy tinh an toàn, có lỗ thông khí chống trào ngược. Về núm ti, nên chọn loại size núm và tốc độ chảy sữa theo tháng tuổi, mẹ có thể chọn núm tròn hoặc dẹt tùy vào nhu cầu của bé.

Để đảm bảo sức khỏe của con, mẹ nên chọn bình sữa có thương hiệu và uy tín, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.

Kiên nhẫn, không ép bé

Việc tập bé bú bình cần thời gian, vì thế, mẹ phải hết sức kiên nhẫn, không la hét, ép bé uống bằng được. Hãy cho trẻ làm quen với bình sữa, thử lại nhiều lần trong ngày. Càng ép càng dễ khiến bé sợ bình sữa. Mẹ hãy ôm ấp, vỗ về khi cho trẻ bú bình. Nếu bé không hợp tác, mẹ hãy cất bình sữa và thử lại vào lần sau.

Nhờ người thân tập bé bú bình

Nếu mẹ tập bé bú bình không hiệu quả thì có thể nhờ người thân như bà nội, bà ngoại, bố em bé tập. Lúc này, mẹ nên tránh mặt sang nơi khác để em bé không nhìn thấy mẹ, không bện mùi của mẹ sẽ dễ dàng bú bình hơn. Thậm chí có trường hợp, mẹ đi làm, bà ở nhà thành công trong việc tập bú bình cho trẻ.

Mẹ có thể nhờ bố tập cho con bú bình

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Khi chuyển sang bú bình, nhiều bé chưa quen nên dễ dẫn đến sặc sữa, trớ lên mũi. Nếu bé rơi vào tình trạng này, mẹ cần hết sức bình tĩnh và xử lý theo các bước dưới đây:

  • Cần lập tức ngừng cho bé bú, đặt đầu bé cao hơn so với phần thân, nghiêng mặt trẻ sang một bên để sữa chảy ngược xuống dạ dày không còn sặc sữa nữa.
  • Nếu trẻ vẫn chưa hết sặc sữa, cần đặt trẻ nằm úp lên cánh tay, vỗ lưng để trẻ ọc sữa ra ngoài. Nếu trẻ khóc lớn và hít thở bình thường là bố mẹ có thể yên tâm.
  • Nếu trẻ vẫn còn khó thở và có dấu hiệu tím tái cần lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhất. Trong quá trình di chuyển, vẫn để bé nằm úp lên cánh tay, vỗ nhẹ vào lưng và kiểm tra xem bé đã đỡ sặc chưa. Ngoài ra, hãy đặt bé nằm ngửa, ấn nhẹ vào lồng ngực bé 5 lần

Việc tập bú bình cho trẻ không quá khó như nhiều mẹ tưởng tượng. Chỉ cần để ý, hiểu được nhu cầu con, kiên trì trong việc tập bú sẽ giúp trẻ hợp tác nhanh chóng,

CÙNG CHỦ ĐỀ
tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái vì hầu như không còn ốm nghén, ...

tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn khá quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể mẹ thay đổi rất ...

tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ 3 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có nhiều sự thay đổi diệu kỳ trong cơ thể mẹ bầu, em ...

Liên Hệ