Dạy trẻ 1 – 3 tuổi: Ba mẹ nên dạy con những gì?

Ngoài băn khoăn về lý do nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì các bậc phụ huynh còn gặp khó khăn bởi họ không biết nên dạy con những gì ở độ tuổi này. Trên thực tế, có rất nhiều điều ba mẹ có thể dạy con khi con từ 1 – 3 tuổi. Ví dụ như:

1. Ngôn ngữ

Đây chính là thời điểm trẻ bắt đầu học và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ có thể bắt đầu với việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết, ba mẹ cần phải dạy cho trẻ về tiếng Việt. Trẻ đang bắt đầu học nói và có thể tiếp thu được một lượng từ vựng khổng lồ. Hãy bắt đầu dạy bé những từ đơn giản theo chủ đề như:

a) Gọi tên người thân: 

Nhìn vào mắt con và đọc chậm rãi, rõ ràng tên của người thân, ví dụ “mẹ”, “bà”, “ba”,… Hoặc có thể gọi tên bé và chỉ vào người đối diện rồi giới thiệu với bé như “Bắp, bà ngoại kìa”. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tạo một album ảnh với hình ảnh của những người thân và chỉ cho trẻ. Dần dần trẻ sẽ ghi nhớ và nhận diện được gương mặt, tên của người trong ảnh. Và khi lớn dần tới 3 tuổi, ba mẹ có thể chỉ vào ảnh hỏi trẻ đây là ai, chắc chắn trẻ sẽ đưa ra được câu trả lời.

b) Các bộ phận cơ thể: 

Trong khi tắm, thay tã, mặc quần áo cho con, chơi cùng con,… ba mẹ cũng có thể dạy con học các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể. Ví dụ vừa thay áo cho con vừa chỉ vào bụng, tay, chân và vừa nói “Đây là bụng nhỏ, bụng nhỏ. Đây là tay nhỏ, tay nhỏ. Đây là chân nhỏ, chân nhỏ”. Hoặc hỏi bé các bộ phận cơ thể ở đâu, ví dụ “Mũi Bắp ở đâu nhỉ?”, “Tay Bắp ở đâu nhỉ?”, “Bụng Bắp đâu rồi nhỉ”.  Khi trẻ 1 tuổi chưa thể nói được nhiều nhưng có thể nhận thức được câu hỏi của ba mẹ và sử dụng tay để chỉ vào các bộ phận thay cho câu trả lời. Tuy nhiên, khi trẻ được 2 – 3 tuổi, ngôn ngữ phát triển, khả năng nói tốt hơn trẻ có thể vừa chỉ và vừa nói ra câu trả lời của mình.

c) Màu sắc: 

Ba mẹ cũng nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi cách nhận biết và đọc tên các màu sắc. Có thể mua những tấm card với đủ mọi màu sắc khác nhau rồi chỉ vào từng màu và đọc tên màu cho trẻ nghe.

Có thể bắt đầu dạy trẻ nhận biết màu sắc khi được 1 - 3 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)Có thể bắt đầu dạy trẻ nhận biết màu sắc khi được 1 – 3 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy bé nói theo chủ đề phương tiện giao thông, động vật, thức ăn, hoa quả,… Đặc biệt, độ tuổi này cũng rất thích hợp để dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu ngay từ khi còn nhỏ, trước 6 tuổi trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ khác thì khả năng học ngôn ngữ sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Ở độ tuổi này trẻ rất thích khám phá, học tập những điều mới mẻ, khả năng tiếp thu thông tin nhanh và lượng thông tin tiếp thu được lớn. Đặc biệt, trẻ không sợ nói sai. Vì vậy, so với người trưởng thành, trẻ từ 1 – 6 tuổi, đặc biệt là 1 – 3 tuổi học ngôn ngữ mới tốt hơn hẳn. 

2. Nhận thức

Ba mẹ cũng đừng quên giúp con phát triển cả về mặt nhận thức. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhận thức và nếu được dạy đúng cách trẻ sẽ phát triển nhận thức rất nhanh và toàn diện. Để giúp con phát triển nhận thức ba mẹ có thể cho con bắt đầu học toán tư duy , học đếm số, quan sát các bức tranh tương đồng (chỉ có sự khác biệt nhỏ) để tìm ra sự khác biệt. 

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hãy xây dựng cho con tính tự lập bằng cách dạy con tự dùng thìa xúc ăn, tự mặc quần áo, đeo dép, rửa mặt, vệ sinh răng miệng. Trong quá trình trẻ phát triển, nếu gặp phải vấn đề thay vì ba mẹ vội vã giải quyết cho trẻ hãy để trẻ tự mình tìm ra giải pháp. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên có chủ kiến, dám thể hiện mình và tự tin hơn trong cuộc sống. Trẻ sẽ không còn quá phụ thuộc vào cha mẹ mà sẽ phát triển tư duy, độc lập hơn, không hoảng sợ trước mọi trường hợp.

3. Cảm xúc, tình cảm

Do trẻ cũng đang trong giai đoạn phát triển về cảm xúc và tình cảm nhưng lại không biết cách kiềm chế nên ba mẹ hãy chú ý dạy con cả điều này. Trẻ có thể tỏ ra cáu gắt, giận dữ khi không cảm thấy thoải mái, hài lòng. Ba mẹ không nên quát nạt nếu bé khóc lóc, cáu gắt mà hãy chỉ bảo nhẹ nhàng và kiên nhẫn. 

Hãy thể hiện cho trẻ thấy nét mặt của mình khi vui, buồn, tức giận và nói với trẻ về những cảm xúc đó. Qua đó trẻ có thể xây dựng được vốn từ vựng về cảm xúc, biết cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn.

Ba mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc thông qua việc cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện hay những hành động đơn giản mỗi ngày như ôm, hôn. Và đừng quên dạy bé cách chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Các kho truyện cổ tích, thơ, bài học cuộc sống sẽ là lựa chọn hoàn hảo không chỉ giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc mà còn phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) tốt hơn.

4. Vận động

Cố gắng để trẻ vận động một cách khoa học để phát triển của về thể chất và trí tuệ. Trẻ mới 1 tuổi chưa thể vận động nhiều nhưng các hoạt động vận động đơn giản như trườn, bò, vịn vào bàn, ghế, tường để đứng lên, có người giữ để tập đi đã có thể thực hiện được.

Lúc này, ba mẹ có thể đồng hành cùng trẻ, khuyến khích trẻ vận động bằng cách chơi các trò chơi trốn tìm, ú òa, đứng phía trước, cách trẻ một khoảng và tươi cười gọi trẻ lại có thưởng. 

Cùng trẻ tham gia vận động với trò ném bóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)Cùng trẻ tham gia vận động với trò ném bóng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến khi trẻ 2 – 3 tuổi có thể cho trẻ tham gia các bài tập vận động phức tạp hơn, ví dụ như sử dụng bút, nhảy, ném bóng, cầu thăng bằng, leo núi nhỏ,… Các hoạt động vận động này vừa giúp nâng cao thể chất, sức khỏe lại rất tốt cho trí não. 

Xem thêm >> 3 mẹo dạy trẻ 1 – 3 tuổi, mẹ áp dụng dễ dàng

CÙNG CHỦ ĐỀ
Nên bắt đầu can thiệp cho trẻ từ khi nào?

Hiện nay, tình trạng rối loạn phát triển ở trẻ ngày một tăng cao. Nếu trẻ được phát hiện sớm ...

Cần lưu ý gì trong giai đoạn vàng của con

Thông thường, một đứa trẻ trải qua giai đoạn vàng từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi rưỡi luôn có những ...

Vì sao nên dạy trẻ sớm 1 – 3 tuổi?

Các bậc phụ huynh trên thế giới và cả Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn vào việc giáo dục trẻ từ sớm. ...

Liên Hệ