Những bí quyết ngăn ngừa dị tật thai nhi mẹ bầu cần lưu ý

Dị tật thai nhi là nỗi lo sợ lớn nhất của các mẹ bầu. Những dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, down, dị tật ống thần kinh… vô cùng nguy hiểm, vậy đâu là bí quyết ngăn ngừa?

1. Dị tật thai nhi có thể ngăn ngừa được không?

Theo thống kê của ngành Y tế, có khoảng 1,5 – 2% trẻ em ở Việt Nam sinh ra không may bị mắc dị tật bẩm sinh mà không có thuốc hay thực phẩm chức năng nào điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, dị tật thai nhi có thể ngăn ngừa nếu mẹ bầu thăm khám đầy đủ và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần chủ động ngăn ngừa dị tật thai nhi khi có kế hoạch mang bầu

2. 4 cách ngăn ngừa dị tật thai nhi

Trẻ em có thể mắc phải những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, thai đầu nhỏ, hội chứng Down… ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Dưới đây là 4 cách ngăn ngừa dị tật thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo:

2.1 Xét nghiệm dị tật bẩm sinh

Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc trong suốt trong thai kỳ như Double test, Triple test, NIPT… Những xét nghiệm này chỉ lấy máu mẹ, không xâm lấn nên an toàn cho thai nhi.

Xét nghiệm đầy đủ giúp phát hiện các nguy cơ dị tật do bất thường số lượng NST ở thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị sớm, để trẻ sinh ra được khỏe mạnh.

2.2 Khám tiền sản trước khi mang thai

Khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên chủ động đi khám tiền sản để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý nghiêm trọng di truyền sang con. Nếu mẹ mắc bệnh các bác sĩ sẽ có hướng điều trị sớm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2.3 Uống bổ sung Axit folic sớm

Nếu có kế hoạch mang thai trong thời gian sắp tới, mẹ cần bổ sung Axit folic sớm ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Axit folic là loại vitamin B quan trọng giúp tế bào trong cơ thể thai nhi tăng trưởng và phát triển bình thường.

Uống bổ sung Axit folic sớm là điều mẹ bầu cần lưu ý

2.4 Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai

  • Tiêm phòng cúm: Nếu mẹ bầu bị cúm, nguy cơ trẻ bị sinh non rất cao, không chỉ thế, đề kháng của trẻ sẽ yếu hơn so với những trẻ cùng trang lứa.
  • Tiêm phòng vắc xin sởi – quai bị – rubella: Mẹ bầu không may mắc các bệnh này sẽ dễ gây sẩy thai, thai chết lưu, thai nhi mắc dị tật bẩm sinh…. vô cùng nguy hiểm
  • Tiêm phòng bệnh thủy đậu: Nếu mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu sẽ dẫn đến các khiếm khuyết về hình dạng hoặc chức năng của một số bộ phận trên cơ thể em bé.
  • Ngoài ra còn một số vắc xin khác như ho gà – bạch hầu – uốn ván, viêm gan A, B…. mẹ cần tiêm đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý: Cần tiêm vắc xin trước ít nhất 3 tháng mới có kế hoạch mang bầu
Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai để bảo vệ cả mẹ và con

3. Những cách làm giảm rủi ro dị tật thai nhi trong suốt thai kì

Khi đã mang bầu, mẹ cũng không nên chủ quan, cần kiêng cữ để bé sinh ra khỏe mạnh, thông minh

3.1 Kiêng rượu bia

Khi mang bầu, cần tuyệt đối kiêng rượu bia vì nồng độ cồn sẽ thông qua dây rốn mà ảnh hưởng đến thai nhi. Tác hại của rượu bia có thể gây quái thai và thiểu năng trí tuệ.

3.2 Không hút thuốc lá và tránh khói thuốc

Mẹ bầu hút thuốc sẽ gây dị dạng thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, cần cai thuốc lá ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu. Đồng thời, nên tránh cả khói thuốc lá để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất.

3.3 Tiêu thụ i-ốt đúng cách

Khi mang bầu, cơ thể cần lượng i-ốt nhiều hơn bình thường. Nếu bị thiếu hụt i-ốt sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh thai nhi. Các bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung 150 mcg i-ốt mỗi ngày khi mang bầu và cho con bú.

3.4 Khi có chỉ định của bác sĩ mới dùng thuốc

Khi mang bầu, hạn chế hết mức việc dùng thuốc tây hoặc thực phẩm chức năng. Nếu bắt buộc phải uống cần có chỉ định của bác sĩ. Những thuốc có thể gây ra dị tật thai nhi, sẩy thai ngoài ý muốn mẹ cần lưu ý: thuốc điều trị cảm, thuốc điều trị mụn, thuốc chống trầm cảm…

Thai phụ không nên tùy tiện uống thuốc trong thai kỳ mà không có sự chỉ định của bác sĩ

3.5 Hạn chế tối đa các hóa chất

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, nhuộm tóc, sơn móng tay,… Nguyên nhân là do các sản phẩm này đều có hóa chất, đặc biệt là chì rất có hại cho thai nhi đang phát triển.

3.6 Nhiễm trùng và sốt

Khi mang bầu nếu mẹ bị sốt nhiễm trùng sẽ rất nguy hại cho thai nhi. Thân nhiệt của mẹ cao quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng, làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Mẹ không nên tự uống thuốc hạ sốt mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

3.7 Lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ

Khi có kế hoạch mang thai cần thay đổi lối sống khoa học hơn. Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động. Nếu mắc phải những bệnh nền như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp… thì nên siêu âm, thăm khám đúng lịch tránh những biến chứng không đáng có.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị kĩ hơn về những phương pháp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh trong thai kỳ và chào đón em bé khỏe mạnh.

CÙNG CHỦ ĐỀ
tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái vì hầu như không còn ốm nghén, ...

tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn khá quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể mẹ thay đổi rất ...

tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ 3 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có nhiều sự thay đổi diệu kỳ trong cơ thể mẹ bầu, em ...

Liên Hệ