Sữa mẹ càng về sau càng ít chất? Cho trẻ bú đến khi nào?

Nhiều mẹ bỉm cho rằng cần bổ sung sữa công thức vì càng về sau sữa mẹ càng ít chất, khiến con không bụ bẫm, đề kháng kém.

Có phải sữa mẹ càng về sau càng ít chất?

Các bác sĩ Nhi khoa khuyến khích mẹ bỉm nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Bởi vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên nhanh chóng để đáp ứng quá trình phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí não. Lúc này, nhiều mẹ lo lắng sữa của mình đã “nhạt”, mất chất không đáp ứng được nhu cầu của bé.

Sữa mẹ có thay đổi theo thời gian nhưng không bị mất chất như nhiều mẹ lo lắng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, sữa mẹ dù ở tháng đầu tiên sau sinh hay sau 1 năm thì vẫn là dòng sữa dinh dưỡng quý giá hơn bất kì loại sữa công thức nào trên thị trường.

Sữa mẹ theo thời gian sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu của bé qua từng giai đoạn nên mẹ cứ yên tâm cho bé bú mẹ hoàn toàn. Trừ trường hợp mẹ mất sữa, thiếu sữa mới cho bé bú dặm sữa công thức.

Bên cạnh đó, sau 6 tháng, sữa mẹ vẫn đảm bảo dưỡng chất và kháng thể cần thiết cho bé nhưng sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Nếu chỉ cho bú sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ chậm tăng cân. Vì thế, ngoài sữa mẹ, cần cho bé ăn dặm.

Đến tháng thứ 6, mẹ nên cho bé ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng

Nguyên nhân khiến sữa mẹ ngày càng ít dần

Ngoài việc lo lắng sữa mẹ bị mất chất dần dần, nhiều mẹ bỉm còn gặp trường hợp lượng sữa giảm, thiếu sữa cho con bú. Nguyên nhân khiến sữa mẹ ngày càng ít dần:

  • Mẹ đi làm trở lại sau 6 tháng thai sản, nên số lần cho con bú trong ngày ít đi. Ngoài ra công việc stress cũng khiến lượng sữa giảm dần.
  • Mẹ tập trung quá nhiều vào ăn dặm mà cho con bú ít, dần dần nguồn sữa mẹ không được tiết ra đều đặn và giảm đáng kể
  • Mẹ không còn quan tâm quá nhiều đến chế độ dinh dưỡng như giai đoạn 2-3 tháng đầu sau sinh, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa mẹ.
  • Mẹ ăn một số thực phẩm gây mất sữa như măng chua, lá lốt, rau mùi, thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, uống cà phê, bia rượu…ảnh hưởng đến quá trình tạo tiết sữa mẹ.

Khi nào nên cai sữa cho bé?

Thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi. Tùy vào điều kiện của mẹ và nhu cầu bú của bé chứ không có một mốc thời gian nào bắt buộc phải cai sữa.

Cai sữa mẹ là khi bé đã sẵn sàng chuyển sang thức ăn người lớn không còn phụ thuộc vào sữa mẹ. Quá trình chuyển đổi này cần diễn ra từ từ, mẹ nên quan sát phản ứng của bé.

Mẹ nên chọn thời điểm cai sữa lúc con khỏe mạnh, vui vẻ, không mệt mỏi, ốm số. Điều này sẽ giúp việc cai sữa thuận lợi hơn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Cai sữa mẹ sẽ giúp em bé tập trung vào ăn uống một cách tốt nhất

Những bí quyết giúp cai sữa cho bé dễ dàng, bé không quấy khóc

Cai sữa là quá trình ngưng cho bé ti mẹ chuyển sang sữa công thức hoặc chuyển sang nguồn dinh dưỡng khác như cháo, cơm. Nhiều trẻ sẽ không hợp tác việc cai sữa, vậy đâu là cách cai sữa thuận tiện nhất cho cả mẹ và bé?

Bỏ cữ bú từ từ

Mẹ không nên ngưng cho bé bú một cách đột ngột sẽ khiến bé nhớ ti mẹ và quấy khóc. Hãy thực hiện việc bỏ cữ bú từ từ, nếu bình thường bú 7-8 cữ/ngày thì rút xuống còn 3-4 cữ/ngày sau đó tiếp tục giảm và cuối cùng là ngưng hoàn toàn.

Dùng thêm sữa ngoài

Nếu bé cai sữa khi dưới 1 tuổi, mẹ nên bổ sung sữa công thức cho con, còn bé trên 1 tuổi mẹ có thể cho bé uống thêm sữa tươi để thay thế cho nguồn sữa mẹ vừa bị cắt đi. Mẹ nên chọn dòng sữa phù hợp với thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của bé để con có thể phát triển một cách tốt nhất.

Dùng mẹo dân gian để cai sữa cho con

Mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian như thoa mướp đắng, tỏi, hoặc bôi mực lên đầu ti để bé bỏ bú. Khứu giác và vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi cảm nhận được mùi vị lạ sẽ từ chối ti mẹ.

Thử sử dụng mẹo dân gian để giúp con bỏ bú dễ dàng

Hướng con sang những hoạt động vui chơi khác

Khi bé nhớ và đòi ti, mẹ có thể bày đồ chơi ra để chơi với con hoặc đưa bé ra ngoài để quên đi việc ti mẹ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể âu yếm, xoa lưng, gãi tai hoặc tập cho trẻ ngậm ti giả.

Cách cai sữa cho bé để mẹ không bị căng sữa?

Khi cai sữa thì hầu hết các mẹ bỉm đều gặp phải tình trạng căng sữa. Khi bị căng sữa, ngực của mẹ sẽ vô cùng căng tức, khó chịu, thậm chí còn gây mệt mỏi, sốt cao.

Hiện tượng căng sữa này sẽ kéo dài vài ngày đến 1 tuần sẽ tự hết, vì thế mẹ không cần quá lo lắng. Để giảm đau nhức ngực, mẹ có thể áp dụng một số cách như chườm lạnh ngực, massage bầu ngực, tắm nước ấm với vòi sen, đắp lá bắp cải, ngủ đủ giấc… Nếu tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cách giải quyết.

Qua bài viết trên đây, hy vọng các mẹ sẽ không còn lo lắng về việc sữa mẹ càng về sau càng ít chất. Cứ yên tâm cho con bú đến khi thấy đến lúc phải cai ti để đảm bảo cho sức khỏe của em bé.

QuickStick không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là người bạn đồng hành cùng mẹ bỉm trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!

CÙNG CHỦ ĐỀ
thực đơn cho bé 6-12 tháng
Thực đơn cho bé 6-12 tháng: Bé ăn ngon, tăng cân vùn vụt

Ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng, chiều cao và trí não của em bé. Dưới đây là ...

các phương pháp ăn dặm
Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay: Ưu và nhược điểm?

Khi em bé được 5-6 tháng, các mẹ sẽ bắt đầu cho con ăn dặm. Các phương pháp ăn dặm ...

Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai
Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

Nhiều chị em vẫn chưa nắm được hết những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai. Dưới đây là ...

Liên Hệ