Tam cá nguyệt thứ 3 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có nhiều sự thay đổi diệu kỳ trong cơ thể mẹ bầu, em bé cũng phát triển vượt trội để chuẩn bị ra đời.

Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3?

Để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn, mẹ bầu sẽ nhận thấy được cơ thể của mình có rất nhiều sự thay đổi ở tam cá nguyệt thứ 3:

Xuất hiện sữa non ở tuần 30

Sữa non xuất hiện, ở tuần 30, nếu nhiều sữa có thể tiết ra ở đầu ti mẹ. Sữa non màu vàng, chứa nhiều dưỡng chất nhưng mẹ không nên nặn ra để tránh viêm nhiễm.

Tuần 32, mẹ cảm thấy trằn bụng hơn

Ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm nhận bụng bị trằn. Đó là do em bé đã quay đầu, chuẩn bị cho hành trình chui ra khỏi bụng mẹ. Đây được xem là ngôi thai thuận, dễ dàng trong việc sinh nở.

Những cơn gò xuất hiện ở tuần 34

Ở tuần 34, mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò, co thắt sinh lý từ 20 – 30 giây. Những cơn gò này thường xuất hiện vào buổi chiều tối, sau khi vận động hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Các mẹ lưu ý phân biệt giữa cơn gò sinh lý và cơn đau chuyển dạ. Nếu cơn đau đẻ thực sự sẽ gặp lại liên tục và tăng dần về cường độ cũng như tần suất. Nếu các cơn co thắt không liên tục và không quá đau, có thể đây chỉ là cơn gò sinh lý.

Cơn gò tử cung thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3

Mẹ bị chững cân ở tuần 36

Nhiều mẹ lo lắng vì cân nặng của mình tự dưng chững lại dù đã ăn uống và bồi bổ rất nhiều. Tuy nhiên, điều này là bình thường, chỉ cần em bé trong bụng tăng cân đều đều là được.

Mẹ có dấu hiệu báo sinh ở tuần 38

Thai kì thường kéo dài trong khoảng 40 tuần nhưng có trường hợp em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn. Vì thế, bắt đầu tuần 38, mẹ nên dấu hiệu báo sinh như ra nhớt hồng, đau bụng liên tục, mắc rặn… đồng thời chuẩn bị giấy tờ, giỏ đi sinh đầy đủ để vượt cạn.

Ra máu báo hay bung nút nhầy là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý

Những thay đổi của em bé ở tam cá nguyệt thứ 3?

  • Tuần 29: Hệ tiêu hóa của bé đã hoạt động tốt, xương phát triển đầy đủ, da trở nên mịn màng hơn. Bé hạn chế di chuyển vì kích thước tử cung không đủ rộng
  • Tuần 30: Bé bắt đầu tăng cân nhanh, vì thế, bụng mẹ trở nên chật chội hơn. Ở giai đoạn này, em bé mở mắt và có thể nhìn trong khoảng từ 20 đến 30 cm, đồng thời cũng nhận biết được tiếng ồn và giọng nói.
  • Tuần 31: Hệ thống thần kinh trung ương hoạt động, có thể kiểm soát nhiệt độ của cơ thể. Hơn nữa, hình dáng của thai nhi đã thay đổi trở nên tròn hơn. Em bé có kích thước 27,5 cm, cân nặng là 1,5 kg.
  • Tuần 32: Em bé đã lớn nên mỗi lần cử động cánh tay hoặc chân sẽ làm biến dạng toàn bộ bụng của mẹ
  • Tuần 33: Bụng mẹ đã chật chội so với kích thước thai nhi. Cơ thể của bé lúc này đã hoàn thiện nhưng bé vẫn tiếp tục phát triển và tăng cân.
  • Tuần 34: Thời điểm này, thai nhi nuốt rất nhiều nước ối và thải một lượng nước tiểu tốt vào túi ối. Nhau thai hoạt động hết công suất để tiêu và loại bỏ chất thải. Vì thế, mẹ nên uống nhiều nước. Ở tuần này, thai nhi dài khoảng 30 cm và nặng khoảng 2,3 kg.
  • Tuần 35: Bộ não của bé đã phát triển. Hệ tiêu hóa và phổi gần như hoàn thiện.
  • Thai nhi tiếp tục tích lũy chất béo dự trữ để chuẩn bị chào đời. Lúc này, thai nhi dài khoảng 32cm và nặng 2,3kg.
  • Tuần 36: Bé vẫn đang trong quá trình tập thở như hít vào, thở ra, nấc cụt… Lúc này, bé cao khoảng 34cm và nặng 2,5kg.
Hình ảnh thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ
  • Tuần 37: Em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào, vì đã đủ tháng. Tất cả các cơ quan của bé đều đã hoạt động. Bé dài 35cm và nặng 3kg.
  • Tuần 38: Lớp vernix (chất nhớt bảo vệ da khỏi nước ối) bong ra, nổi trong nước ối, chuyển sang màu trắng đục. Em bé cử động mạnh mẽ và liên tục. Em bé bây dài khoảng 35 cm và nặng 3,2 kg.
  • Tuần 39: Bé ngủ nhiều hơn vì không gian trong bụng mẹ quá chật hẹp để có thể di chuyển. Bé dài khoảng 36cm và nặng 3,3kg.
  • Tuần 40: Tất cả các cơ quan đã hoàn chỉnh, phổi sẽ hoàn thiện khi sinh ra. Em bé dài khoảng 50cm, cân nặng khoảng 3,5 kg.
Tư thế em bé quay đầu sẵn sàng chào đời

Khi có các dấu hiệu bất thường sau, mẹ cần đến bệnh viện khám ngay:

  • Thai không máy hoặc ít máy
  • Chảy máu âm đạo.
  • Vỡ nước ối, rỉ ối
  • Đau bụng từng cơn, lặp đi lặp lại, cường độ ngày càng cao
  • Nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt.

3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường, nhanh chuyển dạ?

Thời điểm sắp “về đích”, mẹ bầu nào cũng chăm chỉ “xin vía” sinh thường, nhanh chuyển dạ. Hãy thử những thực phẩm dưới đây, để việc sinh nở trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn:

  • Dứa: Ở tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa vì sợ sinh non, nhưng đến thời điểm này mẹ bầu có thể ăn bình thường. Dứa chứa Bromelain – 1 loại enzyme có tác dụng làm mềm và kích thích co bóp tử cung, thúc đẩy chuyển dạ. Ngoài ra, dứa còn bổ sung vitamin B, C làm tăng đề kháng cho em bé
  • Chè mè đen: có chứa nhiều protein, vitamin E, axit folic hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi, nhanh chóng hơn. Ngoài ra chè mè đen còn giúp sữa nhanh về sau khi sinh.
  • Uống nước lá tía tô cũng là một bí quyết giúp chuyển dạ nhanh. Theo Đông Y, nước lá tía tô có mùi thơm, vị cay nhẹ, khá dễ uống. Loại nước lá này giúp làm mềm tử cung, kích thích co bóp, sinh nở dễ dàng. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều tránh tác dụng ngược.
  • Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu uống nước dừa nóng và ăn 1 quả trứng luộc sẽ giúp tử cung mở nhanh hơn. Mặc dù cách này chưa được khoa học kiểm chứng nhưng cũng giúp cung cấp năng lượng để mẹ bầu có thể rặn đẻ dễ dàng.
Gần sinh, mẹ bầu nên ăn trái cây, đặc biệt là dứa giúp việc chuyển dạ nhanh chóng hơn

Trước khi sinh mẹ cần chuẩn bị những gì?

Sắp đến ngày dự sinh, mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch xa, dành thời gian để chuẩn bị những điều dưới đây để vượt cạn an toàn:

  • Sắp xếp thời gian để tham gia một lớp học tiền sản để hiểu được dấu hiệu chuyển dạ, cách rặn sinh, cách thông tia tắc sữa, cách chăm sóc em bé sơ sinh… vô cùng hữu ích
  • Chuẩn bị đồ đi sinh cho cả mẹ và bé. Lưu ý không nên mang theo quá nhiều, chỉ cần đủ dùng là được
  • Làm hồ sơ sinh tại bệnh viện, tìm hiểu thông tin về bảo hiểm và các dịch vụ sinh
  • Lưu ý các dấu hiệu sinh để nhanh chóng đến bệnh viện tránh những biến chứng nguy hiểm

3 tháng cuối thai kì là thời điểm thai nhi tăng cân và phát triển nhanh chóng. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, nặng nề nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chuẩn bị tinh thần thật tốt, sắp sẵn giỏ đồ đi sinh vì em bé có thể chào đời bất kì lúc nào.

CÙNG CHỦ ĐỀ
tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái vì hầu như không còn ốm nghén, ...

tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn khá quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể mẹ thay đổi rất ...

tam cá nguyệt là gì
Tam cá nguyệt là gì? Sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi trong từng giai đoạn tam cá nguyệt 

Nhiều mẹ trẻ lần đầu mang bầu thường thắc mắc về khái niệm tam cá nguyệt. Vậy tam cá nguyệt ...

Liên Hệ