Các hoạt động như vui chơi, học tập … đều có thể được áp dụng giúp cho trẻ 4 tuổi có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy cha mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng để cùng trẻ học các kỹ năng cũng như kiến thức tốt giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương tai. Để làm được việc này cha mẹ phải hiểu được các mốc phát triển quan trọng của trẻ đặc biệt ở trẻ lên 4 tuổi.
1. Quá trình phát triển của trẻ 4 tuổi về thể chất
Trẻ 4 tuổi phát triển như thế nào về thể chất? Chiều cao và cân nặng của trẻ 4 tuổi được xem như những chỉ số giúp đánh giá sự phát triển của trẻ đã đúng theo tiêu chuẩn chưa. Vì vậy, rất nhiều cha mẹ quan tâm đến hai chỉ số này. Trẻ 4 tuổi cao và nặng bao nhiêu? Với trẻ 4 tuổi thì tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng sẽ được theo dõi theo thang đo của Tổ chức Y tế thế giới WHO:
Trẻ gái có cân nặng bình thường 16.6kg và chiều cao 102.7 cm
Bé trai 4 tuổi cân nặng bao nhiêu? Trẻ trai có cân nặng bình thường 16.3 kg và chiều cao 105 cm.
Sự phát triển thể chất của trẻ ở giai đoạn này có thể giúp trẻ có khả năng thực hiện được các hoạt động như nhảy lò cò một chân, nhảy chân sáo, tự đánh răng, sử dụng được muỗng và thìa…
2. Quá trình phát triển nhận thức của trẻ 4 tuổi
Hầu hết các trẻ khi ở độ tuổi này đều bắt đầu tiếp thu được các khái niệm có tính trừu tượng chẳng hạn như hiểu được tại sao ngày và đêm khác nhau, tín hiệu đèn giao thông, và một số con số hoặc mặt chữ…Trẻ 4 tuổi rất ham học hỏi được thể hiện qua việc trẻ rất chăm chú lắng nghe mọi người trò chuyện, hoặc quan sát xung quanh môi trường trẻ sống…. Vì vậy, hướng dẫn và dạy dỗ trẻ ở giai đoạn này đạt hiệu quả nhất nên thực hiện vừa học vừa chơi, chẳng hạn như chơi đố vui nhận diện mặt chữ hay con số, hay ra đề cho trẻ các câu đố đơn giản… Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong gia đình nên dành thời gian trò chuyện với trẻ, trả lời câu hỏi của trẻ. Bằng cách này sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều hơn và hiệu quả hơn.
Khi trẻ 4 tuổi thì nhận thức của trẻ có thể thực hiện được:
- Trẻ có thể nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu hơn
- Trẻ bắt đầu sử dụng các câu hỏi như: Khi nào, bao nhiêu, tại sao… và trẻ rất tò mò với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
- Trẻ dần dần hiểu được các khía nhiệm khó chẳng hạn như phân biệt chất lượng tốt hay xấu, hoặc số lượng ít hay nhiều…
- Trẻ nhận định được màu sắc và gọi tên chính xác các loại màu sắc đó, hoặc trẻ có thể gọi đúng tên các con vật mà trẻ nhìn thấy
- Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu ghi nhớ được những tình tiết đơn giản của câu chuyện,…
3. Quá trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ 4 tuổi
Trẻ 4 tuổi có sự tiến bộ rõ rệt khi hoạt động các thao tác khó đồng thời trẻ cũng kiểm soát và phối hợp linh hoạt đôi tay và đôi chân của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ có thể thực hiện các kỹ năng vận động bao gồm:
- Kỹ năng vận động tổng hợp của trẻ 4 tuổi: Trẻ ở thời kỳ này, khả năng vận động của trẻ đã dần dần hoàn thiện, nên trẻ ít có nguy cơ bị ngã hay va vào các đồ vật khi trẻ chạy nhảy nô đùa. Ngoài ra, trẻ còn có thể đi lên xuống cầu thang một cách thuần thục…
- Kỹ năng vận động của trẻ 4 tuổi: Trẻ sẽ có khả năng phối hợp tay và mắt, khả năng xâu chuỗi, liên hoàn khá tốt. Khi ăn trẻ đã biết sử dụng muỗng, đũa, hoặc có thể tự mặc quần áo, đi giày dép… và những hoạt động này của trẻ được thực hiện gọn gàng và nhanh nhẹn hơn.
4. Quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi
Trẻ ở độ tuổi này có vốn từ từng trong khoảng từ 500 đến 1000 từ. Tuy nhiên, số lượng từ trẻ sử dụng có thể ít hơn con số này. Nhưng các trẻ vẫn có thể trả lời trôi chảy những câu nói dài, có thể dài hơn 5 từ, hoặc trẻ có thể tóm tắt câu chuyện diễn ra trong ngày mà bé gặp hoặc bé tưởng tượng ra.
Với những phụ âm khó như l, s, r, v, d thì trẻ bắt đầu sử dụng được thành thạo hơn.
5. Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ 4 tuổi
Trẻ 4 tuổi phát triển như thế nào? Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu kiểm soát được cảm xúc của bản thân khá tốt. Và trẻ thực thể hiện sự mong muốn rõ ràng và thậm chí trẻ còn muốn tự mình làm được càng nhiều việc càng tốt. Do đó, cha mẹ có thể đề nghị trẻ thực hiện một số công việc mà trẻ có thể thực hiện được.
Những mốc cảm xúc quan trọng mà trẻ 4 tuổi có thể trải qua bao gồm:
- Trẻ nhận thức được rõ ràng những cảm xúc của cha mẹ, người thân và những người xung quanh trẻ.
- Trẻ có thể biết được các dạng các xúc như ghen tỵ, phấn kích, tức giận và thậm chí bao gồm cả sợ hãi
- Trong thời kỳ này, trẻ có thể tập trung hơn khi chơi trò chơi hoặc có thể cố gắng chơi trò chơi để giành được chiến thắng.
6. Quá trình phát triển các kỹ năng xã hội
Ở tuổi lên 3 trẻ thường xảy ra những cơn giận dữ bất thường hay còn gọi khủng hoảng tuổi lên 3, thì sang giai đoạn này những trạng thái này đã thưa dần. Ngoài việc trẻ thích chơi đùa với cha mẹ, ông bà thì trẻ bắt đầu tìm các bạn cùng tuổi để chơi.
Ở giai đoạn này trẻ phát triển kỹ năng xác hội khá tốt bao gồm
- Trẻ dễ dàng chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn với các bạn cùng trang lứa.
- Trẻ có thể tìm những người lớn có độ tin cậy cao để được trợ giúp khi trẻ gặp khó khăn
- Trẻ bắt đầu biết thiết lập mối quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi.
Ngoài ra, hầu hết trẻ 4 tuổi đều có thể bắt đầu nhận thức được giới tính của mình. Bé có thể thắc mắc tại sao bạn của bé lại đi tè ngồi hoặc ngược lại. Khi gặp trường hợp này cha mẹ không nên quá lo lắng hay có thể có phản ứng tiêu cực khi gặp thông tin này. Cha mẹ có thể bình tĩnh tìm cách giải thích cho trẻ biết sự khác biệt này, và cần sử dụng các từ ngữ chính xác của bộ phận cơ thể khi giải thích cho trẻ.
Cha mẹ cũng nên tránh tình trạng la mắng hay trừng phạt trẻ nếu trẻ chạm vào bộ phận sinh dục trên cơ thể. Khi đó, cha mẹ hãy giải thích cho trẻ nghe về vùng đồ bơi và giải thích cặn kẽ cho trẻ biết rằng không ai khác ngoài cha mẹ được chạm vào vùng này của trẻ và trẻ cũng không được chạm vào vùng này của bạn. Giải thích rõ ràng sẽ giúp cho trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tránh được các nguy cơ xâm hại.
7. Một số dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển của trẻ 4 tuổi
Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà cha mẹ bỏ qua những dấu hiệu bất thường có ảnh hưởng đến các mốc phát triển nhất định của trẻ. Chẳng hạn như: Trẻ không thể nhảy dậm chân tại chỗ, hay trẻ khó có thể vẽ hoặc viết dù trẻ thực hiện một cách nguệch ngoạc. Hoặc không sử dụng từ xưng hô con với bố mẹ và ông bà một cách chính xác. Học trẻ không quan tâm đến các trò chơi có tính tương tác, Hoặc trẻ không quan tâm đến những đứa trẻ khác hoặc những người không thuộc trong gia đình. Hoặc trẻ có thể có phản ứng để phản đối mặc quần áo, hay đi ngủ, hay đi vệ sinh, …
Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.
Trẻ trong độ tuổi đi học cần được bổ sung kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Quickstick và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.