Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân là điều mà ba mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để không ép ăn vẫn giúp bé tăng cân, phát triển tốt?
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân
Cân nặng là một trong những tiêu chí để đánh giá em bé có phát triển bình thường hay không. Thế nên, nhiều ba mẹ đau đầu khi con bị chững cân, biếng ăn nhiều ngày liền. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân:
- Hay ốm vặt, người xanh xao, mệt mỏi
- Ít vận động, khi chạy nhảy dễ bị mệt, chóng mặt
- Cân nặng và chiều cao thấp hơn so với chuẩn
- Thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa
- Khẩu phần ăn khá ít so với chuẩn
Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân
Để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của bé, ba mẹ cần chú ý đến chiều cao và cân nặng của con. Bé chậm cân lâu ngày cảnh báo vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn và dinh dưỡng hàng ngày không đủ calo.
Trẻ biếng ăn
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị chậm tăng cân. Bé biếng ăn nên lượng thức ăn hằng ngày đưa vào người rất ít. Bị thiếu tinh bột (cơm, cháo, khoai, các loại hạt), thiếu đạm (thịt, cá, trứng, hải sản), thiếu dầu mỡ, lười uống sữa… không đủ calo đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Trẻ thiếu vitamin và khoáng chất
Nuôi con theo quan điểm không ép ăn vẫn giúp bé tăng cân thì ba mẹ nên lưu ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho con. Nếu trẻ bị thiếu kẽm, kali, sắt, canxi, vitamin A, B, D,… sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, nhẹ cân, thấp còi,… Mẹ nên đi khám dinh dưỡng để bác sĩ kê và bổ sung cho con đầy đủ
Rối loạn tiêu hóa
Những trẻ mới bắt đầu ăn dặm thường bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, đầy bụng,… khó hấp thu nên khó khăn trong việc tăng cân. Muốn cân nặng đạt chuẩn, bé phải có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ cần bổ sung men tiêu hóa cho con theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cho bé ăn vặt quá nhiều
Nhiều mẹ sợ bé đói nên cho con ăn lặt vặt bánh kẹo, trái cây, uống sữa.. sát bữa chính khiến con no ngang. Khi đến bữa chính, bé sẽ ăn nhả nhớt, ngậm không chịu nhai nuốt, thậm chí không chịu mở miệng ăn.
Do bé bị căng thẳng tâm lý
Bé bị ép ăn quá nhiều, ăn những món mình không thích sẽ tác động đến tâm lý khiến trẻ sợ ăn, lười ăn. Hoặc có những trẻ đến giai đoạn biếng ăn sinh lý như thời điểm mọc răng, học kỹ năng mới (bò, ngồi, đứng, đi, nói…) sẽ chán ăn trong khoảng 1-2 tuần, sau đó sẽ ăn bình thường trở lại.
Những cách giúp bé tăng cân hiệu quả mà không cần ép ăn
Ép ăn sẽ mang lại những hệ lụy không mong muốn sau này. Vì thế, ba mẹ nên tham khảo những cách dưới đây để tăng cân đúng chuẩn cho con:
Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất, chế độ ăn đa dạng, cân bằng
Khẩu phần bữa ăn của trẻ phải đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ, chất béo
- Chất đạm có trong các loại thịt như heo bò gà vịt, hải sản, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ…
- Tinh bột như gạo, ngô, khoai, yến mạch
- Chất xơ từ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
- Chất béo từ các loại như dầu ô liu, dầu cá hồi, dầu mè…. mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, mỡ cá…
Bổ sung dầu mỡ vào chế độ ăn của bé
Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng cân của bé. Thêm chất béo vừa phải vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tốt cho sự phát triển trí não.
Không xay nhuyễn thức ăn mà để trẻ tự nhai
Nhiều mẹ không dám tăng thô mà xay nhuyễn thức ăn trong thời gian dài khiến trẻ lười nhai dẫn đến biếng ăn. Tập cho trẻ nhai để bé cảm nhận được mùi vị thức ăn, quá trình nhai thức ăn nhào trộn với nước bọt, hệ tiêu hóa tiết nhiều enzyme để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Như vậy, trẻ sẽ hứng thú với ăn uống, cân nặng tăng thấy rõ.
Bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa cho bé
Khi trẻ chậm tăng cân, mẹ có thể cho bé uống sữa cao năng lượng, bổ sung các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai. Không chỉ cung cấp đạm mà những thực phẩm này còn bổ sung canxi giúp bé phát triển xương và răng chắc khỏe.
Chia nhỏ các bữa ăn và không ép trẻ ăn
Thay vì ép ăn 3 bữa chính, ba mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ cho bé ăn trong ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Ăn bữa nhỏ sẽ tránh cảm giác quá no, quá ngán mà việc hấp thu dinh dưỡng cũng dễ dàng hơn.
Cho trẻ uống đủ nước
Theo khuyến cáo, lượng nước trẻ uống trong ngày khoảng 100ml/kg cân nặng. Nước lọc giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngừa táo bón và tăng cường trao đổi chất hiệu quả. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung sữa, nước ép, sinh tố,… để thay đổi khẩu vị cho bé.
Tẩy giun định kỳ
Có nhiều bé ăn ngon miệng, ăn nhiều nhưng vẫn còi cọc. Nguyên nhân là ba mẹ quên mất việc tẩy giun định kỳ cho con. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ từ 2 tuổi nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần giúp tiêu hóa tốt, cải thiện cân nặng.
Bổ sung lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh
Ba mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê các loại men vi sinh, men tiêu hóa giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ. Khi hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ được cân bằng, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả, hấp thu dinh dưỡng nhanh hơn, tăng cân ổn định hơn.
Cho bé vận động thường xuyên
Bé thấp còi, ốm yếu vẫn nên khuyến khích bé vận động thường xuyên. Vận động đúng cách sẽ giúp tăng khối lượng cơ để tăng cân. Bé có thể đạp xe đạp, bơi, chạy bộ… để cơ thể khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng và tăng cân tốt hơn.
Với những chia sẻ trên đây, chắc chắn các mẹ bỉm đã biết được cách để giúp con tăng cân hiệu quả mà không ép con ăn quá nhiều. Nếu tình trạng chậm tăng cân vẫn kéo dài, ba mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.
QuickStick không chỉ là nơi chia sẻ thông tin mà còn là người bạn đồng hành cùng mẹ bỉm trong quá trình chăm sóc bé yêu của mình. Hãy truy cập vào Quickstick để cập nhật mỗi ngày nhé!