Xu hướng giáo dục hiện đại thường bị chi phối bởi quan niệm: “Đừng làm tổn thương đứa trẻ”. Vậy hãy xem điều gì thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách của trẻ
1. Không nên hành động bạo lực trước mặt trẻ
Những hành động bạo lực gây sợ hãi và cảm giác bất an ở trẻ. Ví dụ, nếu cha mẹ đánh nhau trước mặt con cái trong lúc cãi vã, điều đó trở nên rất đáng sợ. Nó gây ra thái độ căng thẳng của con cái đối với cha mẹ, và cũng có thể dẫn đến hành vi bạo lực của đứa trẻ trong mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa.
2. Không nên thảo luận về những thông tin tiêu cực
Người lớn thường thảo luận về những viễn cảnh tiêu cực hoàn toàn là giả thuyết, còn đứa trẻ hiểu theo nghĩa đen của lời nói và chúng có thể lo lắng, mắc kẹt trong những suy nghĩ này.
Ngoài ra, những trải nghiệm như vậy có thể gây nguy hiểm cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em. Nếu những cuộc thảo luận như vậy diễn ra, đặc biệt là trong những gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các sự kiện, thì điều quan trọng là phải nói thêm với trẻ rằng người lớn đang làm mọi cách để giải quyết vấn đề nhanh hơn, tránh để những cuộc trò chuyện như vậy tước đi cảm giác an toàn của trẻ.
3. Xem các bộ phim không phù hợp lứa tuổi
Bất kỳ nội dung phim ảnh có nhiều bạo lực, bắn súng với máu hoặc quái vật đáng sợ đều có thể gây ra những tác hại lâu dài đối với trẻ. Thông thường, lũ trẻ sẽ không đòi hỏi giải thích các nội dung nhìn thấy trên phim.
Các chuyên gia tâm lý đã từng tiếp xúc với một đứa trẻ 9 tuổi, gặp khó khăn trong giao tiếp, bị cô lập và thường xuyên nổi cơn thịnh nộ không thể kiểm soát, sau đó rất sợ hãi và cầu xin sự tha thứ. Hóa ra khi mới 5 tuổi, cậu bé đã tin tưởng rằng mọi thứ trong những bộ phim như vậy đều có thật.
Vì vậy, đối với cha mẹ, điều rất quan trọng là thảo luận với lũ trẻ về bộ phim nếu tình cờ chúng xem nội dung không phù hợp và giải thích rằng điều này không có thật. Cần nhớ rằng hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp cận quá sớm những cảnh phim bạo lực, chết chóc như vậy sẽ hạn chế phẩm chất quan trọng của con người là “sự đồng cảm và vị tha”.
Xét cho cùng, tiêu đề “18+” trên những bộ phim như vậy được chỉ định là có lý do. Chỉ khi đứa trẻ đã hình thành đủ các tố chất tâm lý, thường hình thành từ năm 18 tuổi, phim ảnh mới có thể được coi là trò giải trí.
4. Không đặt trẻ em trước sự lựa chọn cảm xúc
Những tình huống như vậy thường xảy ra trong các vụ ly hôn hay các cuộc cãi vã, khi một đứa trẻ phải lựa chọn cha/mẹ mình yêu và ai là người xấu. Khi đó, chúng phải đưa ra lựa chọn này, bởi vì cha mẹ đang thúc đẩy chúng làm như vậy. Ví dụ, khi cha mẹ cãi nhau và lôi con vào cuộc xung đột của họ bằng những lời nhận xét: “Hãy nhìn bố/mẹ của con như thế nào”.
Hoặc trong một tình huống ly hôn, khi cả cha và mẹ hoặc một người nói với đứa trẻ những điều khó chịu về người kia, kể chi tiết về cuộc sống cá nhân của người cũ. Tâm lý của một đứa trẻ thực sự tan vỡ khi phải đưa ra lựa chọn như vậy. Rốt cuộc, sự hình thành nhân cách của chúng phải bao gồm cả bố và mẹ.
Sự lựa chọn như vậy có nghĩa là một phần nào đó trong trẻ là xấu. Điều này dẫn đến trẻ giảm sút lòng tự trọng cũng như các vấn đề về sự chấp nhận bản thân, xây dựng các mối quan hệ gia đình trong tương lai.
Nếu muốn phàn nàn với ai đó về việc bạn có một bạn đời tồi tệ, hãy chia sẻ với bạn bè, cha mẹ, bác sĩ trị liệu, chứ không phải là một đứa trẻ.
5. Đặt biệt danh
Bạn nên tránh gọi một đứa trẻ là “ngu ngốc”, “thằng ngốc”… trong những thời điểm mà chúng mắc lỗi hoặc thất bại. Đặt biệt danh nói chung không phải là hành vi tích cực. Đôi khi người lớn trải qua sự thất vọng về con cái và vô tình chúng ta có thể bắt đầu cư xử giống như những đứa trẻ, trong đó có việc mỉa mai bằng cách đặt biệt danh.
Vì vậy, nếu điều đó có xảy ra, cha mẹ cần nhận thức được vấn đề và nói chuyện bình tĩnh với đứa trẻ. Hãy xin lỗi vì những lời nói không hay và hỗ trợ lũ trẻ vượt qua khó khăn mà chúng không thể tự mình vượt qua.
Xem thêm >> 4 lý do khiến cha mẹ nhất định phải đọc sách cùng con