Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay: Ưu và nhược điểm?

Khi em bé được 5-6 tháng, các mẹ sẽ bắt đầu cho con ăn dặm. Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay là ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW, ăn dặm truyền thống.

Phương pháp ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời của các bà, các mẹ. Với phương pháp này, ban đầu khi mới bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được ăn bột vị ngọt, sau đó chuyển sang bột vị mặn rồi mới đến cháo xay nhuyễn.

Đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang cháo nguyên hạt, thức ăn nghiền hoặc ăn cháo kèm đồ ăn cắt nhỏ sau đó mới chuyển sang cơm nát, cơm như người lớn.

Ăn dặm truyền thống được nhiều mẹ bỉm lựa chọn vì khá phù hợp với trẻ em Việt Nam

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian nấu nướng cho mẹ, chỉ cần bỏ thực phẩm vào nồi và hầm nhuyễn là em bé đã có thể ăn được
  • Bé ăn được nhiều, tăng cân tốt ngay từ lúc mới tập ăn
  • Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ hấp thu và an toàn cho hệ tiêu hóa
  • Được người lớn trong nhà ủng hộ

Nhược điểm

Thức ăn được xay nhuyễn và trộn lẫn với nhau nên khó nhận ra bé dị ứng với thực phẩm nào
Ăn thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô, khó tập được phản xạ nhai cho bé sau này.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ không ăn bột mà được ăn cháo rây loãng tỷ lệ 1 gạo :10 nước ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ gồm cháo trắng kết hợp với các loại thực phẩm khác nhau như rau xanh, thịt, cá, tôm… nghiền nhuyễn. Thức ăn được nấu và để riêng, không trộn lẫn vào nhau. Bé sẽ được tăng thô liên tục theo từng thời điểm thích hợp.

Ăn dặm kiểu Nhật giúp em bé cảm nhận rõ hương vị món ăn

Ưu điểm

  • Trẻ được nếm thử hương vị của nhiều loại thực phẩm, phân biệt được món nào thích, món nào không thích
  • Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm, kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn
  • Bé sẽ được ngồi ăn, tập cầm thìa, nĩa, đũa sớm hơn
  • Các món ăn đa dạng, đủ các nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Nhược điểm

  • Ban đầu sẽ tốn nhiều thời gian để tập bé ngồi, tập cách cầm thìa, đũa
  • Việc chuẩn bị bữa ăn sẽ tốn thời gian hơn vì phải chế biến riêng từng món
  • Bé sẽ chưa ăn được số lượng nhiều, không tăng cân mạnh như phương pháp ăn dặm truyền thống.

Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (BLW)

Với phương pháp ăn dặm chỉ huy, mẹ sẽ bày đồ ăn được hấp/luộc mềm trên bàn để bé tự chọn món mình thích và dùng tay để bốc thức ăn. Bé sẽ được ăn thô ngay từ lúc mới bắt đầu ăn dặm. Bé ngồi bàn riêng để ăn, có thể ăn cùng bàn ăn chung với cả nhà.

Ăn dặm chỉ huy giúp bé độc lập trong ăn uống khá sớm

Ưu điểm

  • Bé được trải nghiệm việc chọn thức ăn, bốc nắm những gì mình thích
  • Làm quen sớm với từng loại thực phẩm, không phải ăn cháo xay trộn lẫn nhiều thứ
  • Phát triển kĩ năng nhai nuốt nhanh hơn
  • Phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm cho bé.

Nhược điểm

  • Mẹ sẽ khó kiểm soát được lượng thức ăn, dinh dưỡng đưa vào cơ thể bé.
  • Nguy cơ bé bị hóc, nghẹn đồ ăn nếu mẹ không đủ kiến thức hoặc không biết cách xử lý
  • Mẹ phải cực kì kiên trì vì ăn theo phương pháp này bé sẽ ngậm, mút sau đó vứt thức ăn vương vãi
  • Khó nhận được sự đồng tình của người lớn trong nhà, nhất là bà nội, bà ngoại

Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Những người lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ lúng túng khi cho bé ăn dặm. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), cho bé ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc “ngọt – mặn”

Cho trẻ ăn ngọt trước sau đó mới đến ăn mặn. Khi mới bắt đầu ăn dặm, có thể cho trẻ ăn bột có vị ngọt gần giống với sữa mẹ, sau đó chuyển sang bột mặn, cháo xay.

Nguyên tắc “loãng – đặc”

Để trẻ làm quen với thức ăn khác ngoài sữa thì mẹ nên cho trẻ ăn từ loãng đến đặc. Ăn loãng sau đó dần dần đặc sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.

Nguyên tắc “ít – nhiều”

Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn với một lượng ít, khoảng 30 – 50ml bột/cháo. Sau đó tăng dần lên 80ml – 100ml – 150ml – 200ml để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần. Trẻ càng lớn, mẹ cần điều chỉnh tăng lượng thức ăn lên theo nhu cầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Nguyên tắc “tô màu chén bột”

Nghĩa là dù chỉ mới ăn dặm nhưng cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”

Nhiều em bé khi bắt đầu ăn dặm khá biếng ăn, khi mẹ đút thức ăn, bé thường phản đối bằng cách nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra. Lúc này, mẹ không nên ép trẻ quá mức, mẹ hãy mời trẻ 3 lần, nếu bé không ăn thì mẹ tạm ngưng việc ăn, đợi đến bữa kế tiếp. Như vậy sẽ tập cho trẻ thói quen ăn uống nhanh gọn, đúng bữa.

Không ép trẻ ăn vì lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn

Xem thêm: Mẹ bỉm thông thái: Không ép ăn vẫn giúp bé tăng cân

Ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng tạo bước đà giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu lười ăn, kén ăn… mẹ có thể cho con đi khám dinh dưỡng để các bác sĩ đưa ra lời khuyên cụ thể nhất.

QuickStick không chỉ chia sẻ thông tin mà còn là bạn đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!

CÙNG CHỦ ĐỀ
thực đơn cho bé 6-12 tháng
Thực đơn cho bé 6-12 tháng: Bé ăn ngon, tăng cân vùn vụt

Ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng, chiều cao và trí não của em bé. Dưới đây là ...

Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai
Những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh

Nhiều chị em vẫn chưa nắm được hết những vắc xin cần tiêm trước khi mang thai. Dưới đây là ...

be-ngu-ngay-cay-dem
Những sai lầm khi cho con ngủ khiến bé ngủ ngày cày đêm

Hầu hết các em bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm. Bé ngủ ngày cày đêm không chỉ ...

Liên Hệ