Những dấu hiệu tâm lý cần theo dõi ở trẻ.

6 năm đầu đời trẻ sẽ thay đổi mọi thứ, từ một đứa trẻ mới sinh ra phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc thì sau một năm trẻ có thể bắt đầu chập chững biết đi và bập bẹ những từ đơn đầu tiên.

Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ đều phát triển giống nhau, thực tế hiện nay có nhiều trẻ có những dấu hiệu đáng để ba mẹ, người chăm sóc theo dõi và can thiệp tâm lý sớm nhất có thể. Quickstick sẽ đưa ra một số dấu hiệu ba mẹ cần theo dõi thêm ở trẻ.

1. Giai đoạn từ 0 – 12 tháng

Một số ba mẹ vẫn luôn cho rằng trẻ ở giai đoạn 0-12 tháng chưa có sự phát triển về tâm lý, tuy nhiên thực tế giai đoạn 0-12 tháng là một giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ sẽ bắt đầu học cách giao tiếp với mọi người Ba mẹ hãy cùng theo dõi những hấu hiệu dưới đây để so sánh với trẻ nhé:

 Nếu trẻ 3-4 tháng tuổi chưa mỉm cười hay cười thành tiếng để phản ứng với ba mẹ, người chăm sóc

Trẻ 6-8 tháng không có những phát âm như aaa, iii, cười khi chơi ú òa với ba mẹ. Đi kèm với đó là trẻ không nhận biết quen lạ, không thể hiện niềm vui khi có ba mẹ đến gần và giơ tay ra bế.

Trẻ 8-12 tháng nếu ở giai đoạn này gần như trẻ không có những cử chỉ giao tiếp cùng người tương tác, không bắt chước các hành động như vỗ tay, bye bye, mi gió đồng thời cũng không tạo ra các phát âm như: ba ba, ma ma. Đi kèm với đó trẻ không bắt chước chỉ ngón trỏ cũng là một dấu hiệu để ba mẹ lưu tâm.

2. Giai đoạn từ 12 – 24 tháng

Sự phát triển tâm lý của trẻ ở giai đoạn từ 12-24 tháng sẽ có rất nhiều điều thay đổi, khi trẻ biết đi, cầm nắm chơi đồ chơi  thì trẻ bắt đầu khám phá môi trường xã hội nhiều hơn, trẻ có nhu cầu được giao tiếp nhiều hơn với những người xung quanh. Một số dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý theo dõi ở giai đoạn này như sau:

Thường 12-14 tháng trẻ sẽ bắt đầu nói từ đơn, nếu ở giai đoạn từ 12-14 tháng trẻ không nói từ đơn đơn giản như: ạ, bà, cá, gà, bò….thì đó là một điều ba mẹ cần theo dõi thêm trong những tháng tiếp theo.

Ở giai đoạn từ 16-18 tháng trẻ có thể nói từ ghép, trẻ có thể nói những từ như: mẹ ơi! Đi về, ăn cơm…, khi người lớn mớm từng từ đơn trẻ có thể nói theo. Nếu trẻ ở 18 tháng vẫn không thể nói các từ đơn thì khuyến khích đưa con đi kiểm tra tâm lý. Ngoài ra, ở giai đoạn này ba mẹ cần quan sát thêm những dấu hiệu như: trẻ không biết chỉ ngón trỏ khi được hỏi như: Ba đâu? Mẹ đâu? Bụng đâu? Đầu đâu? Hay ở giai đoạn này nếu trẻ chưa  nghe hiểu các mệnh lệnh: Bỏ rác, cất sữa vào tủ lạnh, lấy khăn….

Ba mẹ cũng cần quan tâm theo dõi ở giai đoạn 12-18 tháng nếu trẻ không xuất hiện những giao tiếp phi ngôn ngữ như: lắc đầu khi không thích điều gì đó, gật đầu thể hiện sự đồng ý đi kèm với nụ cười, gọi tên không phản ứng.

3. Giai đoạn 24-36 tháng

Từ 24-36 tháng trẻ bắt đầu có thể chơi tương tác, luân phiên cùng ba mẹ và một số người bạn chơi cùng ở giai đoạn này, với các trò chơi như: giả vờ cho búp bê ăn, khám bệnh cho gấu… Nếu trẻ ở giai đoạn này hay chơi 1 mình, không quan tâm tới các bạn cùng trang lứa trong các môi trường như: khu vui chơi, trường mầm non hay ở nhà thì đây có thể là một dấu hiệu cần hết sức theo dõi.

Một số trẻ ở giai đoạn này có thể nói được câu ít nhất 2-3, từ nói đúng hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ nói những gì trẻ thích, ví dụ về màu sắc, chữ số, trái cây…thì cần xem xét thêm là trẻ có giao tiếp như: biết trả lời khi được ba mẹ hỏi không, có đi kèm với chỉ vào thẻ tranh hay không, có giao tiếp mắt đi cùng cử chỉ. Có thể hiện niềm vui, giận hờn khi mình trả lời đúng hay sai không?

Ba mẹ cũng quan sát xem ở giai đoạn này trẻ đã biết khoe khi được mua quần áo mới, đồ chơi mới.

4. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi

Từ giai đoạn 3 đến 6 tuổi nếu trẻ không nói các từ đơn, từ ghép, không giao tiếp được một câu hoàn thiện có đầy đủ danh từ, động từ như: “xin mẹ cho con đi chơi! xin cho cô đi ra ngoài”… Trẻ chưa trả lời câu hỏi cơ bản về bản thân : Con tên gì? Con mấy tuổi? hay giới tính của mình.

Ngoài ra cần quan sát các biểu hiện ở Trẻ :

  • Trẻ không nhận biết và phân biệt được các chữ số cơ bản
  • Trẻ không nhận biết được các màu sắc, hình dạng cơ bản: Đỏ xanh vàng, các hình dạng như vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, không nhận biết được cao/ thấp, lớn/ bé, to/ nhỏ, ngắn/ dài.
  • Không ghi nhớ được các thông tin về trường lớp: Trường tên gì? Học lớp nào? Cô giáo con tên gì?
  • Trẻ không kể được tên các thành viên trong gia đình: Gia đình con gồm bao nhiêu thành viên.
  • Trẻ không kể được các hoạt động diễn ra trong ngày: Sáng đi học, tối đi ngủ ở trường tham gia những hoạt động gì như tô màu, học tiếng Anh,…
  • Chưa nhận diện được cảm xúc của người đối diện, hay nói được cảm xúc của chính bản thân mình như con đang buồn, con giận rồi.

Một số trẻ ở giai đoạn này chỉ nói nhại lời những gì người khác nói thay vì chủ động, chưa phân biệt các dạng câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? Như thế nào?..Hay thậm chí trẻ chưa đưa ra câu hỏi với những người đang giao tiếp cùng mình như: Vì sao trời lại mưa? Vì sao mái nhà hình tam giác? Vì sao phải ăn cơm…

Những nét tâm lý của trẻ trong giai đoạn này cần  ba mẹ và người lớn quan sát kỹ càng và chi tiết, ba mẹ quan sát thông qua cách chơi của trẻ, cách nói chuyện mỗi ngày với những người xung quanh và cách tương tác với những trẻ chơi cùng nhau. Nếu trẻ đã trên 3 tuổi mà vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, không biết trả lời khi người khác hỏi, vẫn chỉ dừng lại với những phát âm đặc hiệu như ba ba, ma ma, cha cha  thì gia đình cần theo dõi hỗ trợ trẻ.

5. Một số lưu ý để ba mẹ có thể phát triển tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn 0-6 tuổi

  • Trong năm đầu tiên thì giao lưu xúc cảm trực tiếp là hoạt động chủ đạo vì vậy ba mẹ ngoài việc chăm sóc, nuôi nấng với chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bên cạnh đó cần bế, ẵm, xoa, vỗ về, âu yếm để phát triển tâm lý của trẻ đặc biệt là về mặt xúc cảm.
  • Tạo cơ hội cho trẻ khám phá nhiều đồ chơi khác nhau, tích cực sử dụng bàn tay, mắt, tai để tìm hiểu khám phá.
  • Cho trẻ xem tranh ảnh nhiều màu sắc, các chủ đề khác nhau.
  • Hát ru, hát các bài hát, bài thơ thiếu nhi cho trẻ nghe
  • Kể chuyện, đọc thơ, xây dựng môi trường cho trẻ có cơ hội giao tiếp.
  • Giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản.
  • Nói chuyện rõ ràng, rõ ý, giọng điệu phù hợp.
  • Dạy trẻ thể hiện cảm xúc của mình và nhận diện cảm xúc của người đối diện để có những giao tiếp ứng xử phù hợp.

Việc quan sát sự phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn từ 0- 6 tuổi là vô cùng quan trọng. Việc quan sát một cách tổng thể về hành trình phát triển để kịp thời nhìn thấy những dấu hiệu bất thường diễn ra ở trẻ. Nếu ba mẹ quan sát thấy bất kì một dấu hiệu nào đáng lo cần cho đi kiểm tra để nắm chính xác vấn đề của trẻ trên cơ sở đó cho trẻ đi can thiệp tâm lý giúp chuẩn bị cho một hành trang vững chắc trong tương lai.

Xem thêm >> 6 TRÒ CHƠI CHO TRẺ SƠ SINH PHÁT TRIỂN TỐT

CÙNG CHỦ ĐỀ
be-ngu-ngay-cay-dem
Những sai lầm khi cho con ngủ khiến bé ngủ ngày cày đêm

Hầu hết các em bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm. Bé ngủ ngày cày đêm không chỉ ...

massage cho bé
Cách massage cho bé tiêu hóa tốt, không quấy khóc giữa đêm

Massage là phương pháp giúp bé cải thiện tiêu hóa, ngủ sâu giấc, không quấy khóc giữa đêm. Dưới đây ...

tre-cham-phat-trien-van-dong
Trẻ chậm phát triển vận động: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ nằm trong mốc thời gian chung. Trẻ chậm ...

Liên Hệ