Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn khá quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều, em bé từ phôi thai dần hình thành nên cơ thể sống.

Những thay đổi của mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Phụ nữ ở tam cá nguyệt thứ nhất sẽ có nhiều thay đổi bên trong cơ thể báo hiệu có mầm sống bên trong.

  • Mất kinh: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà chị em nên lưu ý để phát hiện sớm đang mang bầu.
  • Ngực đau, căng tức: Thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, nguyên nhân là khi mang bầu, nội tiết tố thay đổi, các ống dẫn sữa bắt đầu hoạt động để sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ
  • Ốm nghén: Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu thường bắt đầu xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ và kéo dài trong tam cá nguyệt đầu tiên. Do lượng hoocmon tăng cao, các mẹ bầu thường có cảm giác buồn nôn, không thể ăn uống bất cứ thứ gì.
Mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kì, đến tam cá nguyệt thứ 2 sẽ giảm bớt
  • Mệt mỏi: Lượng hormone progesterone tăng cao một cách đột ngột khi mang bầu, điều này sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, tim đập nhanh, hay bị choáng…
  • Đi tiểu nhiều: Khi mang bầu, lượng máu trong cơ thể tăng lên, nội tiết tố thay đổi và đặc biệt kích thước của tử cung to dần, gây áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Thai càng lớn, số lần đi tiểu của mẹ bầu càng nhiều.
  • Thèm ăn hoặc chán ăn: Tùy thuộc vào sự thay đổi của nội tiết tố, cơ địa của mỗi người mẹ bầu có thể thèm ăn hoặc chán ăn, có thể thích một món mà trước khi mang bầu mình rất ghét
  • Táo bón: Nồng độ hormone progesterone cao trong quá trình mang bầu làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa gây ra tình trạng táo bón.

Sự thay đổi của em bé trong 3 tháng đầu

  • 1-2 tuần đầu: Phôi thai hình thành và làm tổ, đến tuần thứ 3 thì những hình ảnh đầu tiên của bé mới được nhìn thấy qua siêu âm. Lúc này bé chỉ bằng hạt đậu.
  • Ở tuần thứ 4, bé trông giống như một chú nòng nọc, xuất hiện các chồi để phát triển tứ chi sau này. Các bộ phận như phổi, gan, thận cũng hình thành. cằm và hai má cũng xuất hiện.
Hình ảnh thai 4 tuần tuổi
  • Tuần thứ 5, não bộ phát triển, hệ thống tuần hoàn hình thành, các đường nét trên gương mặt rõ dần, miệng, lưỡi thành hình.
  • Tuần 6, kích thước khoảng 4-7mm, mình nhỏ, đầu và trán vẫn còn to. Não bộ và tủy sống phát triển.
  • Tuần 7, trái tim bắt đầu đập, hai bàn tay bàn chân của bé tí xíu nhìn như những mái chèo. Chiều dài của bé từ 9 -15mm.
  • Tuần 8, tay chân linh hoạt hơn, bé có thể cử động, uốn cong tay, gập cổ tay, nhúc nhích khuỷu tay. Hệ thần thần kinh nguyên thủy hình thành,. Ống hô hấp nối dài từ họng đến hai lá phổi, kích thước khoảng từ 16 – 22mm.
  • Tuần thứ 9, siêu âm có thể thấy được hình dáng của bé đã bước đầu thành hình. Cơ thể có thể co duỗi chứ không chỉ cuộn tròn, cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành và phát triển, kích thước bé khoảng 23 – 30mm.
  • Tuần 10, tay chân của bé linh hoạt hơn, móng tay móng chân đã hình thành. Bé vận động liên tục như xoay người, trườn, đạp… tuy nhiên mẹ vẫn chưa cảm nhận được rõ ràng. Kích thước bé khoảng 31 – 40mm.
Hình ảnh thai nhi 10 tuần tuổi
  • Tuần 11, xuất hiện những chồi răng nhỏ dưới nướu. Dây thanh quản hình thành. Các tế bào thần kinh tăng nhanh nên bé có nhiều phản xạ như xòe các ngón tay, đá chân, mút môi
  • Tuần 12, bé bắt đầu có những cử động trên mặt như nheo mắt, cau mày, cười. Ngoài ra, dấu vân tay của bé đã hình thành, cổ đã phát triển rõ hơn, cằm nhô ra.
Sự phát triển của em bé trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất

Dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất

Tam cá nguyệt thứ nhất là quãng thời gian vô cùng quan trọng để thai nhi ổn định. Vì thế, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng cữ một số thứ trong sinh hoạt hằng ngày:

Chế độ dinh dưỡng

Mỗi ngày, mẹ bầu cung cấp thêm 150 calo vào cơ thể mới đủ dinh dưỡng và năng lượng cho bản thân và em bé trong bụng

  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các dạng protein ít chất béo và chất xơ, hạn chế ăn rau mầm sống
  • Hạn chế ăn thịt tái, cá sống, hải sản hun khói, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu hoặc cá hồng trắng
  • Cung cấp vitamin đầy đủ cho cơ thể như sắt, canxi, vitamin A, B, C, D và axit folic tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • 3 tháng đầu mẹ bầu dễ bị ốm nghén, không ăn uống được gì nhiều. Vì thế, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm các bữa phụ như uống sữa, ăn các loại hạt, ngũ cốc, bánh quy, phô mai, sữa chua….
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa hạt, nước ép trái cây….
Mẹ bầu nên chú ý dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kì

Chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế nằm một chỗ ngoại trừ bị động thai được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi. Các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tập yoga, thiền, đi bộ, hoặc tập cơ sàn chậu bằng các bài tập Kegel.
  • Trong 3 tháng đầu thai kì, vợ chồng vẫn có thể giao hợp nếu sức khỏe mẹ bầu ổn định. Tuy nhiên, tần suất “yêu” không nên liên tục, chọn tư thế phù hợp, tránh “yêu” quá mạnh bạo.
  • Ngoài giờ làm việc nên dành thời gian để nghỉ ngơi, lấy lại sức, không nên làm việc quá mức.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

  • Không nên tập thể dục quá sức, tập nặng, tập với cường độ cao vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi
  • Kiêng sử dụng bia, rượu, cà phê, thuốc lá
  • Tránh tiếp xúc với phân chó mèo vì dễ bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma
  • Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm thai vẫn chưa ổn định, mẹ bầu có thể cân nhắc không nên chia sẻ về thai kì với nhiều người.

Những lưu ý trong 3 tháng đầu thai kì, mẹ nên đi khám ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Đau bụng, đau nhói vùng bụng dưới, bị chảy máu nhiều. Đây là nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai
  • Dịch tiết âm đạo có màu lạ, như màu xanh lá cây, màu vàng, hoặc tiết quá nhiều dịch. Dịch âm đạo có mùi hôi càng nguy hiểm hơn
  • Chóng mặt, đau đầu không thể làm bất cứ việc gì
  • Tăng cân nhanh hoặc tăng cân quá ít
Nếu thấy ra máu bất thường cần sớm đi gặp bác sĩ

Trên đây là những thông tin hữu ích về tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu cần lưu ý. Mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm đi những mệt mỏi, khó chịu trong khoảng thời gian này. Dù vất vả nhưng thai kỳ là quãng thời gian mẹ vô cùng hạnh phúc vì được đồng hành cùng con yêu, chờ đón con ra đời khỏe mạnh và thuận lợi nhất.

CÙNG CHỦ ĐỀ
tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái vì hầu như không còn ốm nghén, ...

tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ 3 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có nhiều sự thay đổi diệu kỳ trong cơ thể mẹ bầu, em ...

tam cá nguyệt là gì
Tam cá nguyệt là gì? Sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi trong từng giai đoạn tam cá nguyệt 

Nhiều mẹ trẻ lần đầu mang bầu thường thắc mắc về khái niệm tam cá nguyệt. Vậy tam cá nguyệt ...

Liên Hệ