Tiền sản giật là gì? Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất!

Tiền sản giật hiện nay là một trong những mối lo hàng đầu đối với phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể gây tử vong cho mẹ bầu. Khiến trẻ sơ sinh bị chết non hay gây bệnh tật ở trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào để nhận ra dấu hiệu và phòng ngừa hiệu quả?

Tiền Sản Giật Là Gì?

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Ảnh hưởng khoảng 5 – 8% phụ nữ mang thai. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Có thể dẫn đến sinh non hoặc tử vong.

Đặc biệt, các dấu hiệu thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37 trở đi. Tiền sản giật xuất hiện khi các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày.

Thường xảy ra nhiều ở những thai phụ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh Basedow… Điều này có thể khiến người mẹ bị tổn thương thận, gan, chảy máu không cầm được hay co giật khi chuyển dạ. Nghiêm trọng hơn là làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, hoặc thai chết trong tử cung.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ, sẽ biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường. Như thở gấp, huyết áp tăng đột ngột, co giật… Vì vậy, việc hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và biết cách phòng ngừa là vô cùng quan trọng.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Tiền Sản Giật

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nào gây nên triệu chứng này ở các sản phụ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bánh rau.

Bởi lẽ tiền sản giật chỉ xuất hiện trong khi mang thai và biến mất sau khi cắt bỏ bánh rau. Ngoài ra, tiền sản giật có thể xảy ra trong trường hợp chửa ở ổ bụng hoặc trong trường hợp chửa không có phôi thai.

Một số ý kiến cho rằng nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn người mẹ. Cơ thể của người mẹ có sự thay đổi và rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai. Còn phải thích ứng với các chất đạm do thai nhi sinh ra. Khi cơ thể của người mẹ không thích ứng kịp sẽ gây nên hiện tượng dị ứng.

Các biểu hiện xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ được gọi là ốm nghén như cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi… Ở một số trường hợp, hiện tượng dị ứng có thể kéo dài. Gây nên hội chứng nhiễm độc thai nghén vào những tháng cuối thai kỳ. Cũng là nguyên nhân gây nên tiền sản giật cho mẹ bầu.

Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh khi mắc chứng rối loạn như:

  • Thừa cân, béo phì
  • Máu khó đông
  • Tiền sử tiểu đường
  • Bệnh tự miễn như lupus.

Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Tiền Sản Giật

Nếu người mẹ bị tiền sản giật nhưng chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Đối Với Sản Phụ

Tiền sản giật làm rau thai bị bong non khiến cơ thể mẹ bầu bị chảy máu nhiều gây choáng váng đầu óc. Nguy hiểm hơn, còn khiến máu của mẹ bị đông rải rác trong cơ thể. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó điều trị.

Ngoài ra, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể của mẹ. Làm suy giảm chức năng gan, suy thận cấp, suy tim cấp và phù phổi. Vô cùng nguy hiểm sau khi sinh hoặc trong quá trình chuyển dạ. Tiền sản giật cũng là một trong những yếu tố gây nên hội chứng HELLP với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 35%.

Đối Với Thai Nhi

Khi sản phụ bị tiền sản giật nặng, bắt buộc phải kết thúc thời gian mang thai sớm. Vì vậy, em bé phải sinh non thiếu tháng khiến cho bé bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp nặng hơn, có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi vừa chào đời.

Dấu Hiệu Nhận Biết Triệu Chứng Tiền Sản Giật

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng tiền sản giật thường xuất hiện từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Có những dấu hiệu rõ ràng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Dấu hiệu tiền sản giật ở mỗi sản phụ có thể khác nhau tùy theo mức độ bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình:

Tăng Cân Nhanh Bất Thường

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường tăng cân là bình thường. Điều này cho thấy thai đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh, cần theo dõi sát sao. Vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nhất là khi mẹ bầu tăng đến 1,5 – 2kg/tuần hoặc 5 kg/tháng trong khoảng từ tuần 20 của thai kỳ trở đi. Mặc dù tiền sản giật không phải là nguyên nhân duy nhất khiến sản phụ tăng cân nhanh. Song mẹ vẫn nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bị Sưng Ở Mặt Hoặc Tay Chân

Dấu hiệu điển hình của tiền sản giật là tích tụ dịch dẫn đến sưng phù mặt, tay hay vùng quanh mắt. Nhiều mẹ bầu thường cho rằng bị sưng ở chân hay các phần khác của cơ thể là dấu hiệu thai kỳ bình thường. Do đó, khi thấy dấu hiệu này, mẹ bầu nên chú ý theo dõi và đi khám.

Mất Thị Lực, Thay Đổi Tầm Nhìn

Mất thị lực hay tầm nhìn thay đổi đột ngột ở phụ nữ mang thai. Nhất là từ tuần thứ 20 trở đi, là dấu hiệu không bình thường. Ngoài ra, cần chú ý những dấu hiệu bất thường như hay bị hoa mắt, nhận thấy đốm sáng bất thường trong tầm nhìn…

Khó Thở

Phụ nữ mang thai bị khó thở là dấu hiệu nguy hiểm. Nếu đột nhiên cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, thở hổn hển, tim đập nhanh… Mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện để được chăm sóc kịp thời. Dấu hiệu này có thể cảnh báo nguy cơ tiền sản giật hoặc sản giật nguy hiểm.

Buồn Nôn, Nôn Mửa Đột Ngột

Mẹ bầu thường qua giai đoạn thai nghén và không còn nôn ói nữa ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đột nhiên cảm thấy buồn nôn, nôn mửa thì nên theo dõi vì đây là một trong những dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai.

Đau Đầu Dai Dẳng

Đau đầu là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ở người bị tiền sản giật, cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên, dai dẳng hơn. Do đó, nếu bị đau đầu kéo dài dù đã nghỉ ngơi thì mẹ bầu nên chú ý.

Đau Bụng Trên

Đau bụng trên có thể do bé đạp hay do mẹ bầu bị hội chứng dạ dày, nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu. Nếu có các dấu hiệu bất thường đi kèm với cơn đau bụng trên kéo dài không thuyên giảm, mẹ bầu hãy đến bệnh viện khám ngay.

Biện Pháp Phòng Ngừa Tiền Sản Giật

Kiểm Soát Cân Nặng

Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá nhanh trong thai kỳ. Việc tăng cân đều và hợp lý giúp giảm nguy cơ tiền sản giật.

Khám Thai Định Kỳ

Đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe mẹ và bé, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tiền sản giật và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh

Ăn uống đủ chất, hạn chế muối và đường, tăng cường rau xanh và trái cây. Một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tập Thể Dục Nhẹ Nhàng

Việc ập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ, yoga dành cho bà bầu để duy trì sức khỏe. Tập thể dục đều đặn giúp mẹ bầu có cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái.

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện kịp thời. Hãy theo dõi Quickstick để tìm hiểu thêm về nhiều bài viết liên quan hữu ích khác!

CÙNG CHỦ ĐỀ
massage cho bé
Cách massage cho bé tiêu hóa tốt, không quấy khóc giữa đêm

Massage là phương pháp giúp bé cải thiện tiêu hóa, ngủ sâu giấc, không quấy khóc giữa đêm. Dưới đây ...

dấu hiệu sữa mẹ mất chất
Sữa mẹ càng về sau càng ít chất? Cho trẻ bú đến khi nào?

Nhiều mẹ bỉm cho rằng cần bổ sung sữa công thức vì càng về sau sữa mẹ càng ít chất, ...

bé ăn dặm bị táo bón
Bé ăn dặm bị táo bón, cách xử lý hiệu quả 

Bé ăn dặm tốt thì mới khỏe mạnh và tăng cân. Nhưng có trường hợp bé ăn dặm bị táo ...

Liên Hệ