Sinh non là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Sinh non là một tình trạng nguy hiểm trong sản khoa. Trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nếu trẻ sinh non càng ít tuần thì nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng Quickstick tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sinh non là gì?

Một thai kỳ thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 9 tháng 10 ngày (40 tuần) và được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước 37 tuần thai kỳ.

Tính theo thời gian ra đời của trẻ để phân loại mức độ đẻ non:

  • Sinh cực non: Tuổi thai dưới 28 tuần.
  • Sinh rất non: Tuổi thai từ 28 tới dưới 32 tuần.
  • sinh non vừa: Tuổi thai từ 32 tới dưới 34 tuần.
  • sinh non muộn: Tuổi thai từ 34 tới dưới 36 tuần.

Những dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu sinh non ở mẹ bầu

Khi thai phụ dưới 37 tuần và gặp những triệu chứng dưới đây thì rất có thể thai phụ đang chuẩn bị chuyển dạ:

  • Dịch tiết âm đạo thay đổi (dịch nhầy hơn hoặc có máu, rỉ dịch lỏng).
  • Âm đạo tiết dịch nhiều hơn.
  • Tăng áp lực ở vùng chậu hay dưới bụng.
  • Vùng thắt lưng đau âm ỉ và liên tục.
  • Chuột rút nhẹ ở bụng.
  • Bụng dưới đau quặn như đau bụng kinh hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung.
  • Màng ối bị vỡ (xuất hiện nước ối chảy tuôn ra ngoài hoặc có thể chảy nhỏ 

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Nguyên nhân dẫn tới đẻ non thường không rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến đẻ non bao gồm:

  • Có tiền sử sinh non trước đó.
  • Mang thai đôi hoặc thai ba.
  • Khoảg cách ở hai lần mang thai ngắn dưới 6 tháng.
  • Gặp những vấn đề về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai.
  • Thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Bị một số bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường.
  • Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi có thai.
  • Stress, thường xuyên căng thẳng.
  • Nước ối hoặc đường sinh dục dưới bị nhiễm trùng.
  • Bị chấn thương, té ngã.
  • Tiền sản giật

Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị sinh non

Trẻ thường phải đối mặt với một vài vấn đề nghiêm trọng do trẻ chưa được sẵn sàng về thể chất trước khi rời bụng mẹ. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non bao gồm:

  • Vấn đề về não.
  • Vấn đề về hô hấp.
  • Vấn đ tim mạch.
  • Vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Mắc bệnh vàng da.
  • Thiếu máu.
  • Nhiễm trùng sơ sinh.
  • Rối loạn thân nhiệt.

Thông thường, trẻ sinh non có thể phát triển bình thường, tuy nhiên trẻ vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề phát triển cao hơn. Một số vấn đề mà trẻ có thể mắc phải khi lớn lên bao gồm:

  • Bại não.
  • Vấn đề về tâm lý.
  • Trẻ sẽ gặp một vài vấn đề khó khăn khi tập trung và học tập.
  • Vấn đề về nha khoa.
  • Vấn đề về thị giác hoặc thính giác.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Vấn đề về tăng trưởng và vận động.

Phương pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập những bài thể dục phù hợp với thai phụ để nâng cao sức khỏe.
  • Tránh làm việc nặng hoặc tập luyện quá sức khi mang thai, đặc biệt là những thai phụ có nguy cơ cao.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng những chất kích thích khác.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất trong quá trình mang thai.
  • Hạn chế quan hệ trong khi mang thai.
  • Nếu có dấu hiệu sinh non, cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ khi mang thai.
  • Những thai phụ có tiền sử sinh non hoặc cổ tử cung ngắn có thể bổ sung progesterone để giảm nguy cơ.

Sinh non là tình trạng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được chẩn đoán và chăm sóc kịp thời. Bà bầu cần duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

CÙNG CHỦ ĐỀ
dấu hiệu sinh con
Chưa đau bụng nhưng có những dấu hiệu này thì 99% em bé đã sẵn sàng chào đời

Mặc dù có ngày dự sinh nhưng vào những tuần cuối thai kỳ em bé sẵn sàng chào đời bất ...

Tắc tia sữa của mẹ bỉm và những cách đối phó ra sao?

Nuôi con bằng sữa mẹ giống như một hành trình kỳ diệu, nhưng cũng không ít chông gai. Tắc tia ...

Nên sinh thường hay sinh mổ – Phương pháp nào tốt hơn?

Câu hỏi "Nên sinh thường hay sinh mổ?" luôn là chủ đề nóng hổi được các mẹ bầu quan tâm ...

Liên Hệ