Các bậc phụ huynh trên thế giới và cả Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn vào việc giáo dục trẻ từ sớm. Họ bắt đầu dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi bằng các phương pháp giáo dục khoa học, không sử dụng đòn roi, tạo môi trường cho con trẻ phát triển toàn diện.
1. Lợi ích của việc dạy trẻ từ sớm
Việc giáo dục cho trẻ ngay từ giai đoạn này có thể mang tới cho trẻ rất nhiều lợi ích trong tương lai như:
- Kích thích sự phát triển não phải của trẻ: Trẻ từ 3 tuổi trở xuống học tập mọi thứ thông qua hình thức chụp hình bằng não phải cũng vì vậy trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể học tập, sao chép mọi thứ rất nhanh. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này ba mẹ bắt đầu dạy trẻ và dạy lặp đi lặp lại sẽ đáp ứng được cách học của trẻ, đồng thời giúp não bộ xây dựng phản xạ, tiếp thu được nhiều thông tin hơn và kích thích tiềm năng não bộ.
- Khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn: Trẻ tiếp thu thông tin một cách thụ động và vô hạn. Thế nên, ba mẹ có thể cung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ mà không sợ gây áp lực hay khiến trẻ cảm thấy quá tải. Tuy nhiên, hãy cung cấp kiến thức cho trẻ dựa trên sở thích và khả năng của bản thân trẻ.
- Trẻ cực kỳ ham học hỏi: Độ tuổi từ 1 – 3 là lúc trẻ cực kỳ ham học hỏi, mong muốn được khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và hấp dẫn. Vì vậy, ba mẹ hãy thỏa mãn mong muốn học hỏi này của trẻ, giúp xây dựng thói quen và niềm đam mê, yêu thích học tập ngay từ bây giờ.
Dạy trẻ từ sớm giúp kích thích não phải phát triển. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
2. Giai đoạn phát triển 1 – 3 tuổi của trẻ có gì đặc biệt?
Trước khi tìm hiểu về cách dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi sao cho đúng và hiệu quả thì ba mẹ cần nắm được đặc điểm phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Cụ thể:
Chia sẻ cách dạy trẻ 1 – 3 tuổi không cần đòn roi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Về nhận thức (Học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
Trẻ ở độ tuổi từ 1 – 3 đã bắt đầu hình thành nhận thức riêng. Ba mẹ có thể thấy trẻ bắt đầu:
- Biết cách chơi các loại đồ chơi như bấm vào các nút trên đồ chơi để chúng hoạt động.
- Biết dùng tay để lật từng trang sách hay sử dụng các khối vuông, tròn,… để dựng tháp.
- Biết dùng bút chì, bút sáp vẽ nguệch ngoạc lên trang giấy.
- Biết vặn tay nắm cửa, tự cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, đưa chân ra khi được đeo giày, giơ tay lên khi được mặc áo.
- Bắt chước theo các hành động, lời nói của người lớn, ví dụ hành động nghe điện thoại, gấp quần áo, lau bàn ghế,…
- Khi gặp phải vấn đề nếu không có ba mẹ giúp đỡ trẻ cũng có thể tự mình đưa ra cách giải quyết. Mỗi trẻ sẽ có tư duy và cách giải quyết riêng cho cùng một sự việc.
- Nhận thức được tâm trạng của người khác qua nét mặt, âm điệu,…
Ngôn ngữ
Về mặt ngôn ngữ trẻ 1 – 3 tuổi cũng có sự phát triển rất nhanh chóng. Ba mẹ nếu quan sát có thể nhận thấy:
- Khi trẻ mới 1 tuổi chỉ có thể nói được vài từ đơn không rõ ràng. Tuy nhiên, càng lớn lên ngôn ngữ của trẻ càng trở nên đa dạng, phong phú, có thể nói được nhiều từ hơn và rõ ràng, rành mạch hơn.
- Có thể làm theo hướng dẫn đơn giản của người lớn.
- Hiểu nghĩa của một số từ ngữ, khẩu lệnh của ba mẹ. Ví dụ khi ba mẹ nói “vẫy tay đi” trẻ sẽ đưa tay lên vẫy hay gọi trẻ “lại đây con” trẻ sẽ bò đến bên ba mẹ.
- Có thể diễn đạt bằng cả lời nói, cử chỉ để người khác hiểu trẻ đang muốn thể hiện điều gì.
Trẻ 1 – 3 tuổi đang phát triển mạnh về ngôn ngữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cảm xúc, tình cảm
Về mặt cảm xúc, tình cảm ba mẹ cũng có thể thấy trẻ thể hiện rõ ràng và đa dạng hơn:
- Có thể bắt chước cách biểu lộ thái độ, hành động, ngôn ngữ của người khác.
- Thể hiện tình cảm với người khác mà không cần có sự nhắc nhở.
- Biết cách quan tâm khi thấy đứa trẻ khác đang khóc.
- Có thể nhận ra người lạ, người quen và rời ra khỏi ba mẹ được.
- Có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng khi thói quen có sự thay đổi.
- Có thể tự thực hiện các hoạt động cá nhân đơn giản như: Rửa mặt, tự mặc quần áo hay cởi quần áo.
Vận động/ Phát triển thể chất
Trẻ khi được 1 đến 3 tuổi các cơ và xương cũng đã cứng cáp hơn. Do đó, có thể vận động tốt hơn, thực hiện các hoạt động khó như:
- Tự đi đứng, bò, chạy, thậm chí là leo được lên ghế, cầu thang.
- Có thể chơi đạp xe đạp 3 bánh.
- Đi bộ được quãng đường dài hơn, đi bộ được lên dốc, lên xuống cầu thang từng bước một.
Giai đoạn 1-3 tuổi ở trẻ em là một giải đoạn vàng. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo các kiến thức từ nguồn chính thống, phương pháp khoa học và đảm bảo phải phù hợp với thể trạng của trẻ.Sự phát triển của bộ não và khả năng tiếp nhận vô hạn là cơ hội để các cha mẹ giáo dục, hướng dẫn các con, đặt một nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Xem thêm >> Dạy trẻ 1 – 3 tuổi: Ba mẹ nên dạy con những gì?