Tiểu đường thai kỳ – Các triệu chứng mà mẹ bầu nên biết

Tiểu đường thai kỳ hay gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc phòng ngừa và chẩn đoán sớm tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nhận ra triệu chứng và điều trị đúng cách?

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Hầu hết trường hợp được bác sĩ phát hiện khi lượng đường huyết của bạn cao trong quá trình sàng lọc bệnh.

Một số mẹ bầu có thể xuất hiện các triệu chứng sau khi đường huyết của họ tăng quá cao:

  • Khát nước nhiều, liên tục;
  • Tiểu nhiều;
  • Khô miệng;
  • Mệt mỏi;
  • Mờ mắt;
  • Ngứa vùng âm hộ, khí hư nhiều, mùi hôi.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bất lợi cho cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ gây một số biến chứng như:

  • Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả mẹ và thai nhi như đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển, sinh non, thậm chí là tăng tỉ lệ tử vong chu sinh.
  • Tăng nguy cơ mổ lấy thai: Thai nhi phát triển to hơn nên khó khăn trong việc sinh thường, cần phải chỉ định sinh mổ.
  • Đa ối: Là tình trạng nước ối quá nhiều, có thể gây đau nhiều trước khi sinh, chuyển dạ sớm.
  • Tăng nguy cơ sinh non: Sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
  • Tăng nguy cơ sảy thai và thai lưu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đối với bé, tiểu đường thai kỳ cũng có các tác động bất lợi như:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Thai không phát triển, thai lưu, dị tật bẩm sinh.
  • 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Thai tăng trưởng quá mức, thai to.
  • Đối với trẻ sơ sinh: Tử vong ngay sau sinh, hạ đường huyết, bệnh lý đường hô hấp, vàng da sơ sinh, tăng hồng cầu, mắc một số dị tật bẩm sinh (não úng thủy, dị tật thần kinh, tim, thận,…).
  • Trẻ sinh ra bởi mẹ có tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì, tiểu đường tuýp 2 trong tương lai, rối loạn phát triển tâm vận.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Thai phụ có thể có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:

  • Đa thai;
  • Mang thai sau 35 tuổi;
  • Tăng huyết áp thai kỳ;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Đường niệu (glucose niệu) dương tính.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Thai phụ có thể có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ nếu có các yếu tố sau:

  • Có tiền sử bất thường dung nạp đường máu;
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc đái tháo đường;
  • Có tình trạng thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai;
  • Lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể dục thể thao;
  • Tăng cân không kiểm soát trong quá trình mang thai;
  • Sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg trong lần mang thai trước;
  • Tiền sử sản khoa từng có thai lưu không rõ nguyên nhân, sinh non, tiền sản giật, thai dị tật bẩm sinh.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiểu đường thai kỳ

Chế độ sinh hoạt

  • Hoạt động thể lực thích hợp: Dành 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất, tham vấn ý kiến bác sĩ về các bài tập phù hợp với mẹ bầu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress.
  • Khám sức khỏe định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để tầm soát tiểu đường và các vấn đề thai sản khác.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Lựa chọn nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Thực phẩm dinh dưỡng giàu chất xơ, ít chất béo xấu, lượng calo phù hợp như rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn của thai, cần giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ tuyệt đối. Nếu bạn đã mắc tiểu đường trước khi mang thai, hãy kiểm soát tốt đường huyết dưới sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Duy trì một lối sống lành mạnh trước và trong quá trình mang thai, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ giảm đáng kể.Hãy theo dõi Quickstick để tìm hiểu thêm về nhiều bài viết liên quan hữu ích khác!

CÙNG CHỦ ĐỀ
tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ 2 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái vì hầu như không còn ốm nghén, ...

tam cá nguyệt thứ nhất
Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn khá quan trọng trong thai kỳ. Cơ thể mẹ thay đổi rất ...

tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ 3 là gì? Những thay đổi của mẹ và bé trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3 sẽ có nhiều sự thay đổi diệu kỳ trong cơ thể mẹ bầu, em ...

Liên Hệ