Nguyên nhân trẻ bị sôi bụng – Các biện pháp cải thiện

Trẻ bị sôi bụng là hiện tượng tiêu hóa thường gặp phổ biến.

Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị sôi bụng như thế nào? Cùng Quickstick tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sôi bụng

tre bị soi bung

Theo các bác sĩ nhi khoa, tình trạng sôi bụng của bé phần lớn là do chế độ ăn uống. Bởi hệ tiêu hóa của bé vẫn còn khá yếu vì thế cho con uống sữa bình quá sớm thì bé sẽ khó tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa ngoài. Hơn nữa, việc vệ sinh bình sữa, pha chế sữa không đúng cách cũng là là một trong số yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp thì cách cho bé bú bình sai cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bung bởi bé nuốt phải nhiều không khí khi bú.

Ngoài ra, các bé bú mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều đến bé. Trong trường hợp mẹ không chú ý trong việc ăn uống, đặc biệt là ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá nóng thì chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng. Từ đó có thể khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng.

Các biện pháp cải thiện tình trạng trẻ bị sôi bụng

1. Đổi tư thế cho bé bú

tre bị soi bung

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sôi bụng là bởi bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Chính vì thế mẹ hãy lưu ý tránh những điều dưới đây khi cho bé bú:

  • Mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú nếu bé quấy khóc khi đang bú. Cùng với đó, hãy chú ý lắng nghe để thấy tiếng bụng sôi của bé. Sau khi bé bú xong, mẹ hãy bế bé ở tư thế vác vai rồi vỗ nhẹ lưng để bé ợ bớt hơi ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngửa sau đó liên tục gập đầu gối chân của trẻ.
  • Trong trường hợp tập cho bé bú bình thì mẹ hãy cẩn thận cho bé ngậm vừa núm vú sẽ giúp cho bé không bị nuốt không khí vào trong dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

2. Chế độ dinh dưỡng của các mẹ đang cho con bú

Mẹ phải đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bản thân nếu thấy những biểu hiện bao gồm bị sôi bụng, xì hơi nhiều hay thường xuyên đi ngoài của trẻ sơ sinh. Nếu như đang trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ hãy lưu ý một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé như các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ăn cay, ăn nóng. Bên cạnh đó, mẹ đang cho con bú ăn các món như cà chua, cam, quýt, cải bắp, súp lơ, các sản phẩm từ đậu nành cũng rất dễ làm trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Chính vì thế, mẹ nên hạn chế bổ sung những thực phẩm kể trên trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

tre bị soi bung

3. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Trong trường hợp tình trạng sôi bụng của trẻ kéo dài và không hề có dấu hiệu thuyên giảm kể cả khi đã áp dụng 2 phương pháp trên thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để có thể được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

>> Tư thế cho trẻ bú đúng chuẩn, để tránh viêm tai giữa?

CÙNG CHỦ ĐỀ
be-ngu-ngay-cay-dem
Những sai lầm khi cho con ngủ khiến bé ngủ ngày cày đêm

Hầu hết các em bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm. Bé ngủ ngày cày đêm không chỉ ...

massage cho bé
Cách massage cho bé tiêu hóa tốt, không quấy khóc giữa đêm

Massage là phương pháp giúp bé cải thiện tiêu hóa, ngủ sâu giấc, không quấy khóc giữa đêm. Dưới đây ...

tre-cham-phat-trien-van-dong
Trẻ chậm phát triển vận động: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ nằm trong mốc thời gian chung. Trẻ chậm ...

Liên Hệ