Ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng, chiều cao và trí não của em bé. Dưới đây là thực đơn cho bé 6-12 tháng mẹ tham khảo để chăm sóc cho bé yêu của mình.
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi
5-6 tháng là khoảng thời gian em bé bắt đầu tập ăn dặm. Vì thế, mẹ chỉ nên cho con ăn 1 bữa/ngày (khoảng 10 giờ trưa). Lúc này, bé sẽ tập làm quen với thức ăn thay vì chỉ uống sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn.
Lượng sữa tiêu thụ trong ngày:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: ngày 6 cữ, mỗi cữ khoảng từ 90 – 120ml.
Lượng thức ăn: cháo/bột 5 – 30g, dầu/mỡ 2,5 – 5ml, đạm 5 – 10g, rau củ quả 5 – 20g,, tăng dần theo khả năng ăn của bé.
Những ngày đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau 3-4 ngày, bé sẽ ăn cháo với rau củ quả, và sau 1 tuần bữa ăn của bé cần có đầy đủ ba nhóm thực phẩm chính gồm: tinh bột, đạm, chất xơ…. Không nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi, chỉ bổ sung dầu ăn dặm, mỡ gà, mỡ heo, mỡ cá để bổ sung chất béo
Trong giai đoạn này bé có thể ăn:
- Chất đạm: đậu phụ, thịt gà, cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng, cá rô đồng, cá chẽm), ½ quả trứng gà luộc chín kĩ….
- Rau củ: khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh…. hấp chín và nghiền nhuyễn
- Trái cây: bơ, chuối, đu đủ chín, lê, táo, xoài chín…. nạo hoặc rây nhuyễn
Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi
Nếu tăng thô đúng cách thì một số bé ở độ tuổi này đã có thể nuốt được thức ăn thô hơn so với thời điểm 5-6 tháng. Mẹ cần nấu mềm, hấp chín thức ăn sau đó dùng muỗng nghiền sơ là bé đã có thể nuốt được. Bé dùng lưỡi và nướu để nghiền thức ăn. Số bữa ăn tăng lên 2 bữa/ngày, sáng – chiều.
Lượng sữa tiêu thụ trong ngày
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ngày (mỗi cữ từ 150 -200ml).
Lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, dầu/mỡ: 5 – 6mlrau: 25g, đạm: 10 – 15g tăng dần theo khả năng ăn của bé.
Bé 7-8 tháng tuổi ăn được cháo trắng nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 7 nước hoặc bún, miến, mì nấu mềm
Trong giai đoạn này bé có thể ăn:
- Chất đạm: Ngoài những chất đạm trong thực đơn 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm thịt nạc (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), gan…. Mẹ nên cho bé ăn từng ít một để xem bé có dị ứng với thực phẩm nào không.
- Rau xanh: Ngoài những loại rau trong thực đơn 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm: mồng tơi, rau dền, cà chua, nấm, bắp cải… nấu mềm
- Trái cây: Không cần nghiền nhuyễn, mẹ có thể cắt thành thanh dài và hấp vừa đủ mềm để bé cầm, tự cắn ăn. Cách này sẽ giúp bé điều chỉnh việc cắn nhai sao cho vừa với khả năng của mình.
- Bữa phụ: váng sữa, sữa chua, bánh ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho bé 9-11 tháng tuổi
Khi bé được 9 – 11 tháng tuổi đã có thể dùng nướu để cắn, nhai thức ăn và dùng lưỡi đè nát thức ăn. Vì thế, mẹ có thể, thái hạt lựu và hấp mềm thức ăn là bé có thể nhai nuốt được. Số bữa ăn tăng lên 3 bữa/ngày, sáng – trưa – chiều.
Lượng sữa tiêu thụ trong ngày
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 3 cữ sữa (mỗi cữ khoảng 200ml).
Lượng thức ăn: cháo 40 – 70g, dầu/mỡ 6 – 7ml, đạm 15 – 20g, rau 25 – 30g tăng dần theo khả năng ăn của bé.
Bé 7-8 tháng tuổi ăn được cháo đặc nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 5 nước. Trong giai đoạn này bé đã ăn được hầu hết các thực phẩm tương tự người lớn.
- Các loại rau củ, quả không cần hấp quá mềm, chỉ cần luộc vừa đủ, thái thanh dài cho bé tập nhai.
- Thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm… hấp chín, xé sợi, giã nhỏ. Cá hấp chín, gỡ sạch xương, dằm nát là bé có thể ăn được
- Trái cây nên thái thanh dài cho bé tự cầm ăn, cam, quýt, bưởi bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ. Lưu ý quan sát trẻ thật kĩ khi ăn để tránh bị hóc.
- Bữa phụ: váng sữa, sữa chua, bánh ăn dặm, phô mai
Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi
Khi được 1 tuổi, bé đã có thể dùng răng để nhai nuốt thức ăn vì thế, thức ăn không cần nấu quá mềm. Nếu bé cầm nắm thức ăn thuần thục, mẹ nên tập bé dùng muỗng để xúc thức ăn nhằm giúp bé tự lập hơn và có thể ăn cùng với gia đình. Số bữa ăn vẫn 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều)
Lượng sữa tiêu thụ trong ngày:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa ngoài: 1-2 hộp sữa tươi, 200 ml sữa công thức mỗi cữ
Lượng thức ăn: Cơm nát: 80 – 90g, cá, tôm cua: 15 – 18g, thịt lợn, thịt bò 5 – 18g, rau: 40 – 50g, dầu/mỡ 7-10ml
Bé 12 tháng tuổi ăn được cơm nát nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 2 nước. Trong giai đoạn này bé đã ăn được hầu hết các thực phẩm tương tự người lớn.
- Các loại thịt như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm… chỉ cần thái miếng mỏng và hấp mềm hoặc chiên xào là bé đã có thể nhai nuốt
- Các loại rau củ quả như cà rốt, đậu que, ngô non…mẹ chỉ cần luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
- Trái cây tráng miệng: Thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.
- Bữa phụ: váng sữa, sữa chua, bánh ăn dặm, phô mai, sữa chua sấy
Gợi ý một số món cháo ăn dặm giúp bé tăng cân vùn vụt
Cháo thịt gà, bí đỏ, phô mai
Nấu cháo với gạo tẻ. Thịt gà, bí đỏ đem luộc/ hấp chín, sau đó nghiền hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp thịt gà, bí đỏ vào nồi cháo đun sôi, cuối cùng tắt bếp và cho vào một lát phô mai tách muối
Cháo lòng đỏ trứng gà khoai lang
Nấu cháo trắng và khoai lang, sau khi cháo chín mềm thì tách lòng đỏ trứng cho vào cháo, khuấy đều. Đun từ 4 – 6 phút cho trứng chín rồi tắt bếp.
Cháo đậu xanh, bồ câu
Ngâm đậu xanh mềm, bồ câu rửa sạch, rồi cho vào nồi cháo. Hầm khoảng 1,5 tiếng sẽ có được nồi cháo thơm ngon, bổ dưỡng
Cháo tôm và mướp
Tôm bóc vỏ, băm nhuyễn, mướp băm nhuyễn. Cho tôm và mướp vào xào với một ít mỡ gà hoặc mỡ heo. Xào chín, sau đó cho vào nồi cháo đun sôi và tắt bếp
Cháo thịt gà, bí đỏ, đậu hà lan
Cho thịt gà, đậu hà lan và bí đỏ vào nồi cháo nấu cho đến khi chín nhừ. Sau đó nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn cho bé ăn.
Hy vọng qua bài viết trên đây, sẽ giúp các mẹ có thêm kinh nghiệm khi cho bé ăn dặm. Cần chuẩn bị cho bé những bữa ăn vừa đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm, để bé phát triển đầy đủ và toàn diện nhất.
QuickStick không chỉ chia sẻ thông tin mà còn là bạn đồng hành cùng mẹ chăm sóc bé yêu. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!