Trẻ chậm phát triển vận động: Những dấu hiệu cha mẹ cần lưu ý

Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau nhưng sẽ nằm trong mốc thời gian chung. Trẻ chậm phát triển vận động là một bất thường về sức khỏe, ba mẹ cần lưu ý.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển vận động

Người xưa có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng đó không phải là mốc thời gian cố định. Tùy thuộc vào mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển vận động riêng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển vận động:

  • Do thai kì không khỏe mạnh: Mẹ bị tiền sản giật, cúm, sởi, quai bị, rubella, tiếp xúc với hóa chất động hại, không ăn uống đầy đủ dẫn đến suy dinh dưỡng thai kỳ.
  • Biến chứng sản khoa: Quá trình sinh nở gặp phải biến chứng như sinh non, sinh khó, băng huyết, hoặc bé sinh ra bị nhẹ cân, thiếu oxy não…
  • Yếu tố sau sinh: Do trẻ bị vàng da sau sinh, trẻ không được chăm sóc đúng cách dẫn đến thiếu dinh dưỡng, viêm phổi…
  • Do bất thường di truyền: Trẻ mắc chứng bại não, loạn dưỡng cơ, loạn sản sụn, bất thường về chiều dài chân, tay.
Chậm biết lật được xem là chậm vận động

Những dấu hiệu bé chậm phát triển vận động cha mẹ cần lưu ý

Trẻ chậm phát triển vận động sẽ gặp khó khăn trong vận động như lật người, ngồi dậy, đi hay bò… Dưới đây là những dấu hiệu bé chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Dấu hiệu chậm phát triển vận động ở trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi

  • Khi bế ngửa, bé không không thể tự ngẩng đầu lên
  • Sau 2 tháng, cổ bé vẫn quá cứng hoặc quá mềm
  • Khi ẵm bé trên tay, bé có xu hướng duỗi lưng và cổ một cách quá mức, như muốn trượt khỏi tay.
  • Khi bé được hơn 2 tháng, 2 chân bắt đầu cứng lại, bắt chéo khi được bế
Trẻ đạt các mốc phát triển sớm thường rất thông minh

Dấu hiệu chậm phát triển vận động ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

  • Bé 3 – 4 tháng tuổi nhưng không thể tự cầm nắm đồ chơi, không có khả năng với tới lấy món đồ mình thích. Bé không thể nâng và xoay đầu.
  • Bé 4 tháng tuổi không biết cách dùng tay đưa đồ vật lên miệng để ngậm. Khi đặt xuống bề mặt phẳng không đẩy chân xuống chạm đất. Sau 4 tháng, trẻ vẫn còn phản xạ Moro (phản xạ này xảy ra khi bé ngã ngửa, giật mình sẽ dạng 2 chân 2 tay, vươn cổ, sau đó co tay lại và khóc lớn)
  • Bé 5, 6 tháng tuổi vẫn còn phản xạ cổ duỗi không đối xứng (lúc quay đầu sang một bên thì cánh tay bên đó duỗi thẳng, cánh tay còn lại co lên).
  • Trẻ 6 tháng tuổi chưa biết ngồi dù được bố mẹ hỗ trợ. Trẻ sau 6 tháng tuổi nhưng chỉ vươn được 1 tay, còn tay kia thì nắm chặt, chưa vươn được 2 tay
Trẻ có thể ngồi được từ 6 tháng tuổi

Dấu hiệu chậm phát triển thể chất ở trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

  • Trẻ 7 tháng chưa thể tự ngồi, chưa thể chuyển từ nằm sang ngồi, khi ngồi đầu chưa cứng
  • 7 tháng tuổi, không biết đưa thức ăn vào miệng.
  • 7 tháng, trẻ không lấy thể với tay hoặc trườn được món đồ chơi ở xa mà bé thích

Dấu hiệu chậm phát triển thể chất ở trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Sau 10 tháng, trẻ bò một cách chệch choạc, chống đẩy bằng một bên người, bên còn lại thì kéo lê
  • 12 tháng tuổi bé chưa biết bò, chưa thể đứng khi được bố mẹ hỗ trợ
Ba mẹ cần hỗ trợ con đứng và bước đi khi được 1 tuổi

Dấu hiệu chậm phát triển thể chất ở trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

  • 18 tháng tuổi, trẻ không thể tự tin bước đi, khi đi thường xuyên kiễng chân
  • Không thể đẩy xe đồ chơi
  • Chiều cao tăng ít hơn 5 cm mỗi năm.

Dấu hiệu chậm phát triển thể chất ở trẻ 36 tháng tuổi

  • Trẻ 36 tháng tuổi không thể bước lên các bậc, cầu thang, khi bước đi hay bị ngã
  • Thường xuyên chảy nước dãi.
  • Không thể dùng tay điều khiển các đồ vật nhỏ

Cách điều trị trẻ bị chậm phát triển vận động

Trẻ chậm phát triển vận động là điều khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Khi thấy con có những dấu hiệu đầu tiên, cần bổ sung dưỡng chất qua đường ăn uống giúp con hấp thụ và phát triển khỏe mạnh hơn.

Nếu tình trạng không tiến triển, cần đưa con đi gặp bác sĩ để theo dõi và can thiệp sớm. Trẻ sẽ được hỗ trợ tập vật lý trị liệu để phát triển tối ưu. Ngoài ra, bác sĩ kê một số thuốc, vitamin hỗ trợ điều trị cho trẻ

Những trẻ dưới 3 tuổi chậm phát triển, nếu nhận biết sớm sẽ dễ dàng trong việc chữa trị và ngăn ngừa.

Trẻ chậm vận động cần được phát hiện sớm để can thiệp

Qua bài viết trên đây, hy vọng ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng chậm vận động ở trẻ. Chậm phát triển có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào. Vì thế, cần phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.

QuickStick không chỉ chia sẻ thông tin mà còn là bạn đồng hành cùng mẹ bỉm chăm sóc bé yêu. Hãy cùng Quickstick khám phá và ứng dụng nhé!

CÙNG CHỦ ĐỀ
thực đơn cho bé 6-12 tháng
Thực đơn cho bé 6-12 tháng: Bé ăn ngon, tăng cân vùn vụt

Ăn dặm ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng, chiều cao và trí não của em bé. Dưới đây là ...

các phương pháp ăn dặm
Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay: Ưu và nhược điểm?

Khi em bé được 5-6 tháng, các mẹ sẽ bắt đầu cho con ăn dặm. Các phương pháp ăn dặm ...

be-ngu-ngay-cay-dem
Những sai lầm khi cho con ngủ khiến bé ngủ ngày cày đêm

Hầu hết các em bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm. Bé ngủ ngày cày đêm không chỉ ...

Liên Hệ